TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 15

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
17
nhuận sẽ gia tăng và nâng đóng góp cho NSNN như
thế nào… Nếu thực sự dùng NSNN để xử lý nợ xấu
có thể mang lại hiệu quả trên góc nhìn là một khoản
đầu tư sinh lời, thì tại sao lại không thực hiện?
Vấn đề xử lý nợ xấu hiện nay cần có bàn tay của
Chính phủ vì nó đang nằm ngoài khả năng của của
các ngân hàng thương mại. Theo một số chuyên
gia, Chính phủ nên dùng NSNN để xử lý nợ xấu
nhưng không chỉ là các khoản nợ xấu của doanh
nghiệp nhà nước, của các ngân hàng thương mại
mà là của tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xử
lý được nợ xấu, điều đầu tiên bắt buộc Chính phủ
phải minh bạch nợ xấu hiện tại là bao nhiêu, ở đâu,
sử dụng nguồn tiền xử lý như thế nào?
Bên cạnh đó, với quan niệm nợ xấu của hệ
thống ngân hàng trong 5 năm qua, bao gồm cả nợ
mới phát sinh, phần lớn xuất phát từ nợ của các
doanh nghiệp nhà nước thì việc đầu tiên nên làm
là bóc tách mọi khoản nợ xấu, cũ và mới trước khi
bàn về vấn đề nên dùng ngân sách xử lý nợ xấu
hay không… Điều này cần được nhận diện và thừa
nhận chính xác để đưa ra định hướng xử lý mới
thật chính xác, tránh tình trạng loay hoay, chuyển
hóa nợ từ chỗ này sang chỗ khác như đã làm 5 năm
qua. Tuy nhiên, dù bất cứ đưa ra sự lựa chọn nào,
thì vẫn phải tính toán rất cẩn trọng, bởi thực tế, ý
chí chỉ là một chuyện, còn việc triển khai hiệu quả
và đúng như mong đợi hay không lại hoàn toàn là
câu chuyện khác.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Dự thảo đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai
đoạn 2016-2020;
2. TS. Đinh Thế Hiển (2016), Xử lý nợ xấu bằng ngân sách: Bóc tách, nhận
diện và đi vào bản chất, Diễn đàn Doanh nghiệp;
3. TS. Nguyễn Trí Hiếu (2016), Xử lý nợ xấu bằng ngân sách sẽ sinh lời, Diễn
đàn Doanh nghiệp;
4. Nguyễn Mạnh Hùng (2016), Dùng ngân sách xử lý nợ xấu: Lợi nhiều, hại
ít, Thời báo Ngân hàng;
5. Đỗ Huyền, (2016), Dùng ngân sách xử lý nợ xấu: Hiểu thế nào cho đúng?
Thông tấn xã Việt Nam.
điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo hướng giảm
lãi suất huy động, tăng lãi suất cho vay để gia tăng
thu nhập. Điều này khiến doanh nghiệp vay tiền
khó tiếp nhận vốn để mở rộng sản xuất, kéo theo
thu NSNN bị hạn chế, sức cạnh tranh của doanh
nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung theo
đó cũng bị suy giảm. Ngoài ra, vốn NSNN tham
gia xử lý nợ xấu sẽ góp phần giúp ngành Ngân
hàng vượt qua khó khăn. Điều quan trọng lúc
này là nền kinh tế đạng dựa khá nhiều vào vốn
ngân hàng hàng, cho nên nếu không có giải pháp
cải thiện tình hình nợ xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển của nền kinh tế. Như vậy, NSNN
tham gia xử lý nợ xấu sẽ có lợi cho người gửi tiền,
vay tiền và nền kinh tế.
Trên bình diện khác, việc sử dụng NSNN để xử
lý nợ xấu vẫn gây ra nhiều lo ngại trong bối cảnh
NSNN thường xuyên thiếu hụt, việc tạo thêm một
khoản mục ứng tiền cho xử lý nợ xấu là một áp lực
cho Chính phủ, các bộ, ngành... Việc huy động vốn
NSNN để xử lý nợ xấu sẽ tăng nợ công của Chính
phủ, trong khi đó nợ công lại đang sắp đạt ngưỡng
giới hạn...
Về nguồn NSNN tham gia xử lý nợ xấu, theo
các chuyên gia có thể lấy từ các nguồn như: Từ
trích lập dự phòng rủi ro của chính các ngân hàng;
từ các quỹ dự phòng; từ huy động để xử lý nợ;
từ những phương thức xử lý bù trừ đã được ngân
hàng áp dụng trước đây.
Một số chuyên gia lại cho rằng, nguồn lực mà
Nhà nước sử dụng để xử lý một phần nợ xấu có
thể có thể lấy từ hoạt động cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước và thoái vốn khỏi các công ty như
Vinamilk, Sabeco… Bên cạnh đó, Chính phủ cũng
có thể tạo ra một quỹ xử lý với cơ cấu: NSNN chi
khoảng 50%, 30% vay nước ngoài, 20% ngân hàng
thương mại phải đóng góp. Trên cơ sở đó, có kế
hoạch cụ thể cho từng lĩnh vực, số tiền xử lý cho
từng phân khúc cụ thể là bao nhiêu, phải ưu tiên
hóa xử lý nợ xấu lĩnh vực nào trước…
Một vài suy nghĩ
Nhiều ý kiến cho rằng, đã 5 năm qua, kể từ khi
triển khai Đề án xử lý nợ xấu, đề xuất sử dụng một
phần NSNN đã nhiều lần được đặt ra nhưng chưa
từng được nhìn nhận một cách xứng đáng. Điều quan
trọng là cần lượng hóa xem việc sử dụng NSNN có
là một khoản đầu tư sinh lời hay không? Nếu sinh
lời lớn, có lợi ích lớn cho cả nền kinh tế, thì tại sao
không triển khai? Hoặc ngược lại, nếu không thực
hiện thì cái giá phải trả là gì? Và cả phía các ngân
hàng thương mại, nếu được hỗ trợ xử lý nợ xấu, lợi
Nguồn lực từ ngân sách nhà nước để xử lý nợ
xấu không đồng nghĩa với việc chuyển tiền cho
các tài chính tín dụng để bù các khoản thiếu
hụt trong quá trình xử lý nợ xấu cũng không
phải “cho không” Công ty Quản lý tài sản của
các tổ chức tín dụng để mua nợ xấu mà ngân
sách nhà nước ứng ra và sẽ thu về sau khi Công
ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng xử
lý được nợ xấu.
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20,21,22,23,24,25,...66
Powered by FlippingBook