TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 16

18
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Việt Nam tích cực và chủ động hội nhập
Việc gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995 là sự
kiện mở đầu cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam và việc chính thức trở thành thành
viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã
đánh dấu bước hội nhập toàn diện của Việt Nam với
nền kinh tế thế giới.
Triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế, ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị đã ban
hành Nghị quyết số 22/NQ-TW về hội nhập quốc tế,
trong đó xác định rõ hội nhập quốc tế sẽ được triển
khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập
kinh tế phải gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng
trưởng và tái cơ cấu lại nền kinh tế.
Để thực hiện Nghị quyết 22/NQ-TW, Chính
phủ đã ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày
13/05/2014 về chương trình hành động của Chính
phủ với các mục tiêu cụ thể trên các lĩnh vực. Điều
này cho thấy hội nhập quốc tế là một chủ trương
nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách
đối ngoại, hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong
hành trình đổi mới đất nước.
Thực tế cho thấy, giai đoạn qua, Việt Nam đã tích
cực và chủ động trong đàm phán và ký kết các Hiệp
định thương mại tự do (FTA) mới với các đối tác. Đến
nay, Việt Nam đã tham gia 12 Hiệp định FTA với 56
quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, điển hình như
Hiệp định FTA Việt Nam - EU và Hiệp định Đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là các FTA thế hệ
mới với diện cam kết rộng và hợp tác sâu. Ngoài cam
kết về tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, các
nước tham gia còn cam kết trên nhiều lĩnh vực khác.
Ngày 22/11/2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký
Tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN, trong đó
có Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức mở ra vào
ngày 31/12/2015. Việc tham gia ASEAN và thực hiện
các cam kết quốc tế sẽ góp phần tạo dựng môi trường
hòa bình, ổn định, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; đồng thời làm cơ sở,
tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp
tác song phương và đa phương khác. Giai đoạn 2016
- 2020, theo lộ trình cam kết, phần lớn các hiệp định
FTAmà Việt Nam tham gia đều bước sang giai đoạn
cắt giảm sâu, xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với phần
lớn các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu. Trong
đó, hầu hết các FTAViệt Nam đã ký kết thì mức độ tự
do hóa về thuế nhập khẩu trung bình khoảng 90% số
dòng thuế, trừ Hiệp định ASEAN (ATIGA) với mức
cam kết tự do hóa xấp xỉ 97%.
Xét về lộ trình, FTA hoàn thành lộ trình sớm
nhất là ATIGA năm 2018, tiếp đó là ASEAN – Trung
Quốc (ACFTA) năm 2020 và ASEAN – Hàn Quốc
(AKFTA) năm 2021. Hiện nay, mức độ tự do hóa
thuế quan của Việt Nam với các đối tác FTA đã ở
mức khá cao. Trong ATIGA đạt khoảng 93%, 84% số
dòng thuế về 0%, 78% và ASEAN - Nhật Bản 62%.
Còn 2 FTA thế hệ mới là TPP và Việt Nam - EU có tỷ
lệ tự do hóa cao hơn với lộ trình ngắn hơn, hướng
tới cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 100% số dòng
thuế như sau:
- Với EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan
ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng
thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu
từ EU và sau 10 năm là khoảng 99% số dòng thuế,
tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU.
Đối với số dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ có lộ trình
trên 10 năm hoặc dành ưu đãi cho EU trên cơ sở hạn
ngạnh thuế quan của WTO.
- Trong TPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế đối
với khoảng 66% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có
hiệu lực và xóa bỏ đối với 86,5% số dòng thuế sau
HỘI NHẬP KINHTẾ QUỐC TẾ
VÀNHỮNGTÁC ĐỘNGĐẾNKINHTẾ VIỆT NAM
ThS. NGUYỄN THANH TÙNG
- Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội
Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm qua, nước ta đã từng bước chủ động hội
nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Những kết quả đạt được trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng
cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.
Từ khóa: Hội nhập quốc tế, kinh tế-xã hội, kinh tế quốc tế, tăng trưởng, tái cơ cấu
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20,21,22,23,24,25,26,...66
Powered by FlippingBook