TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 21

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
23
Một số đề xuất và khuyến nghị
Rà soát các chính sách liên quan, trong một báo
cáo mới đây của VCCI khẳng định, ngành Chế biến
xuất khẩu gỗ là đối tượng của một số chính sách hỗ
trợ chung cho nhiều nhóm chủ thể nhưng chỉ mang
tính thời điểm (trong một số giai đoạn kinh tế khó
khăn/khủng hoảng). Điển hình như:
- Quyết định 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009 về hỗ trợ
lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung và
dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới để phát
triển sản xuất – kinh doanh;
- Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009 về việc
hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân
hàng để sản xuất kinh doanh;
- Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của
Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu
của Nhà nước (được sửa đổi, bổ sung sau đố bởi
Nghị định 54/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 và Nghị
định 133/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013). Theo Nghị
định này, sản xuất đồ gỗ xuất khẩu được xếp trong
nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, trong Danh mục mặt
hàng được vay vốn tín dụng xuất khẩu; tuy nhiên,
để phù hợp với các cam kết quốc tế, lãi suất vay
được quy định là phải xác định theo nguyên tắc phù
hợp với lãi suất thị trường. Vì vậy, về mặt nguyên
tắc đây không phải là chính sách ưu đãi tín dụng.
Trên cơ sở xác định không gian chính sách khả
thi còn lại theo các cam kết quốc tế và hiện trạng
chính sách nội địa đối với ngành Chế biến xuất
khẩu gỗ, VCCI đã đề xuất một số khuyến nghị về
chính sách, chủ yếu tập trung vào 3 nội dung cụ
thể như sau:
Thứ nhất,
hỗ trợ DN vượt qua rủi ro liên quan tới
tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu.
Về nguyên tắc, khi các yêu cầu về tính hợp pháp
của gỗ có hiệu lực toàn bộ, nếu hàng hóa đã được
chuyển tới biên giới nước nhập khẩu mà DN không
thể bảo đảm các yêu cầu về tính hợp pháp của
nguồn gỗ nguyên liệu, DN sẽ đứng trước nguy cơ
hoặc là phải trả tiền lưu kho tại cảng trong lúc tìm
kiềm bằng chứng chứng minh gỗ hợp pháp, hoặc là
phải chuyển hàng về lại Việt Nam. Ở hai khả năng,
DN đều chịu rủi ro, thiệt hại lớn. Trong khi đó, Việt
Nam lại chưa có cơ chế nào giúp DN có thể kiểm
soát, giảm thiểu nguy cơ rủi ro nói trên trước khi
xuất khẩu.
Giải pháp đặt ra là cần thiết lập cơ chế kiểm tra
tự nguyện cho DN trước khi họ xuất hàng đi. Cơ chế
này giống như một hình thức thử nghiệm giúp DN
đánh giá được khả năng tuân thủ quy định về tính
hợp pháp của nguồn gốc gỗ ngay tại Việt Nam, từ
đó có thể xử lý ngay trước khi hàng hóa sang đến thị
nhiều không ảnh hưởng nhiều tới ngành Gỗ.
Sau khi rà soát các cam kết trong WTO, Báo cáo
nghiên cứu “Các rủi ro chính đối với ngành Chế
biến xuất khẩu gỗ trong bối cảnh hội nhập – Thực
trạng và Đề xuất giải pháp chính sách” khẳng định
rằng: Không gian chính sách chung cho ngành Chế
biến xuất khẩu gỗ (với tính chất là một ngành sản
xuất hàng hóa) là không nhiều. Bởi vì:
(i) Hiệp định SCM:
Quy định rất nhiều các ràng
buộc về các biện pháp trợ cấp/hỗ trợ tài chính cho
DN và là khung khổ cơ bản giới hạn các chính sách
hỗ trợ nói chung của một quốc gia thành viên với
các ngành nội địa của mình. Hiệp định áp dụng cho
hàng hóa phi nông nghiệp, do đó toàn bộ các quy
định của Hiệp định này sẽ áp dụng cho ngành Gỗ.
Như vậy, Hiệp định chỉ cho phép các nước thành
viên, trong đó có Việt Nam thực hiện một số hình
thức trợ cấp sau:
- Trợ cấp không cá biệt, tức là các loại trợ cấp
không hướng tới một hoặc một nhóm DN/ngành/
khu vực địa lý nào. Tiêu chí để hưởng trợ cấp là
khách quan; không cho cơ quan có thẩm quyền cấp
khả năng tùy tiện xem xét và không tạo ra hệ quả ưu
đãi riêng đối với bất kỳ đối tượng nào;
- Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công
ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với một số điều
kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể);
- Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu
chí xác định cụ thể về mức thu nhập bình quân hoặc
tỷ lệ thất nghiệp);
- Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản
xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới.
Đối với các trường hợp trợ cấp xuất khẩu hoặc
trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với
hàng nhập khẩu sẽ không được phép áp dụng. Tất
cả các biện pháp trợ cấp khác ngoài những nhóm
trên vẫn có thể thực hiện nhưng nếu gây thiệt hại
cho các nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất
sản phẩm tương tự của các nước thành viên thì có
thể bị kiện ra WTO.
(ii) Hiệp định TRIMS:
Quy định cụ thể về một số
biện pháp liên quan tới đầu tư mà WTO cấm các
nước thành viên áp dụng đối với nhà đầu tư nước
ngoài. Phần nhiều các biện pháp này hướng tới bảo
đảm quyền được đối xử công bằng và quyền tự chủ
trong các quyết định kinh doanh của nhà đầu tư
nước ngoài, đặc biệt trong các ngành sản xuất. Các
quy định này của TRIMS đã được nội luật hóa trong
Luật Đầu tư. Do đó, ngoài việc tuân thủ các nguyên
tắc trong Luật Đầu tư, Việt Nam không bị ràng buộc
nào khác từ TRIMS đối với ngành Chế biến, xuất
khẩu đồ gỗ.
1...,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20 22,23,24,25,26,27,28,29,30,31,...66
Powered by FlippingBook