TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 22

24
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
hiện miễn phí cho các DN đang xin một trong các
chứng chỉ trên.
Thứ ba,
hỗ trợ DN xử lý rủi ro về lao động.
Khảo sát cho thấy, chính sách hỗ trợ trực tiếp
cho DN ngành Gỗ cải thiện chất lượng lao động là
không nhiều, do vậy Nhà nước có thể hỗ trợ hoặc hỗ
trợ một phần chi phí đào tạo lao động nghề mộc cho
DN/trung tâm đào tạo nghề; khuyến khích tuân thủ
pháp luật lao động thông qua biện pháp ưu đãi đãi
về thuế. Qua đó, khuyến khích và thu hút lao động
nghề này, đồng thời tạo điều kiện để người lao động
học nghề mộc một cách bài bản với chi phí hợp lý.
Thứ tư,
hỗ trợ DN nâng cao nhận thức, hiểu biết,
thông tin về thị trường xuất khẩu. Cụ thể gồm:
(i) Thiết lập một hoặc các đầu mối thông tin về
quy định pháp luật bắt buộc của thị trường xuất
khẩu gỗ trọng điểm. Nội dung thông tin cung cấp
phải bao hàm đầy đủ về quy định của từng thị
trường xuất khẩu lớn hoặc có nguy cơ cao. Trường
hợp các quy định dẫn chiếu tới quy định khác thì
cần nêu cả nội dung của các quy định được dẫn
chiếu. Do vậy, các thông tin cung cấp phải là những
thông tin được xử lý phù hợp với trình độ và sự
quan tâm của DN.
(ii) Tổ chức các khóa đào tạo, xuất bản các cẩm
nang hướng dẫn DN về quy định của thị trường
xuất khẩu về tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu.
Thứ năm,
thúc đẩy việc tuân thủ nghiêm túc các
quy định của pháp luật Việt Nam về nguồn gốc gỗ.
Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế trong vấn đề này,
có một số giải pháp nên cân nhắc để tăng cường
hiệu quả tuân thủ pháp luật như sau:
(i) Tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm
pháp luật về khai thác, lưu thông, chế biến gỗ sao
cho lợi nhuận thu được từ nhiều hành vi vi phạm/
nhiều lần vi phạm không đủ bù đắp cho một lần bị
xử phạt;
(ii) Xem xét các cơ chế khoan hồng trong trường
hợp tự nguyên thông báo về hành vi vi phạm với cơ
quan có thẩm quyền;
(iii) Có cơ chế thưởng xứng đáng cho cá nhân và
các cơ quan chức năng cho các trường hợp phát hiện
vi phạm hoặc tố giác hành vi vi phạm;
(iv) Công khai các trường hợp vi phạm trên các
website của cơ quan quản lý để làm gương…
Tài liệu tham khảo:
1. Kỷ yếu “Hội thảo Tận dụng không gian chính sách để hỗ trợ các ngành kinh
tế nội địa”, năm 2016;
2. VCCI, Báo cáo Nghiên cứu “Rủi ro chính đối với ngành Chế biến xuất khẩu gỗ
trong bối cảnh hội nhập: Thực trạng và đề xuất giải pháp”, năm 2016;
3. Một số website: Moit.gov.vn, trungtamwto.vn, baocongthuong.vn…
trường xuất khẩu. Tuy nhiên, để cơ chế đạt được hiệu
quả như mong muốn cần đảm bảo các yêu cầu sau:
(i) Cơ chế kiểm soát phải hoàn toàn tự nguyện,
tránh việc tạo thêm các thủ tục mới không cần thiết
cho DN;
(ii) Việc kiểm soát được thực hiện theo yêu cầu
riêng của từng thị trường, nhằm tránh tình trạng
DN xuất đi một thị trường nhưng lại phải đánh giá
sự phù hợp của hàng hóa với yêu cầu của nhiều thị
trường;
(iii) Việc kiểm soát được thực hiện miễn phí, thúc
đẩy các DN thực hiện việc kiểm soát tự nguyện;
đồng thời, đây cũng là hình thức hỗ trợ cho DN từ
phía Nhà nước;
(iv) Kết quả kiểm soát/đánh giá chỉ có giá trị
tham khảo với DN, không phải là loại giấy tờ bắt
buộc mà DN phải có trước khi xuất khẩu.
Thứ hai,
hỗ trợ DN xây dựng hệ thống kiểm soát
chuỗi cung hiệu quả.
Cụ thể là xây dựng hệ thống kiểm soát chuỗi cung
hiệu quả thông qua việc tổ chức chuỗi sản xuất đáp
ứng một số tiêu chuẩn cấp chứng chỉ liên quan tới
đảm bảo gỗ nguyên liệu có xuất xứ từ rừng và kinh
tế như: ISO 9001/2008, FSC FM/COC, BSCI và SA
8000 là một trong những nhân tố cơ bản để DN đáp
ứng các yêu cầu về tính hợp pháp của gỗ nguyên
liệu ở các thị trường xuất khẩu phát triển. Tuy
nhiên, việc điều chỉnh chuỗi sản xuất, chuỗi cung
nguyên liệu để đáp ứng các tiêu chuẩn để được cấp
các chứng chỉ trên lại rất tốn kém, nhất là đối với các
DN ngành Gỗ phần lớn là DN vừa và nhỏ.
Giải pháp cho vấn đề này là hỗ trợ tài chính hoặc
kỹ thuật từ Nhà nước, cụ thể như:
(i) Hỗ trợ một phần chi phí xây dựng chứng
chỉ: DN có các chứng chỉ được liệt kê có thể xuất
trình hồ sơ chi phí xây dựng chứng chỉ để hỗ trợ
một phần theo tỷ lệ cố định (ví dụ khoảng 30-50%).
Trường hợp nguồn ngân sách không đủ hỗ trợ, có
thể giới hạn hỗ trợ ở các DN nhỏ và vừa theo từng
tiêu chí cụ thể;
(ii) Ưu đãi thuế thu nhập DN đối với DN gỗ có
một trong các chứng chỉ liệt kê;
(iii) Cơ quan Nhà nước cung cấp các hỗ trợ kỹ
thuật như tư vấn chuyên môn, hướng dẫn việc thực
Ngành Chế biến gỗ đang thu hút được khoảng
300.000 lao động. Tuy nhiên, chỉ có khoảng
1-2% trong tổng số là lao động có trình độ đại
học; 20-30% trong tổng lao động được đào
tạo bài bản, còn lại là lao động phổ thông (70-
80%).
1...,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21 23,24,25,26,27,28,29,30,31,32,...66
Powered by FlippingBook