TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 23

25
Vấn đề báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp
gia công hàng hóa xuất khẩu
Luật Hải quan được ban hành ngày 23/6/2014 với
những thay đổi trong quản lý nhà nước về hải quan
đã tạo thuận lợi tối đa trong quá trình thực hiện thủ
tục hải quan của các doanh nghiệp (DN) gia công
hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo quy định tại Luật Hải
quan và Điều 41 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày
21/01/2015 của Chính phủ (Quy định chi tiết và biện
pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan,
kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan), Điều 60 Thông
tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 25/3/2015
(Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải
quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế
đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu), các DN nhận
gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài sau 90
ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính DN phải lập
báo cáo quyết toán (BCQT) tình hình sử dụng nguyên
liệu vật tư nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu gồm các
nội dung sau:
- Mẫu biểu báo cáo: Mẫu 15/BCQT-NVL/GSQL quy
định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính;
- Nguyên tắc lập: Nguyên tắc tổng giá trị nhập –
xuất – tồn;
- Chỉ tiêu trên BCQT: Chỉ tiêu giá trị VND hoặc
sử dụng đồng ngoại tệ như USD, EURO… theo đúng
phản ánh tại hệ thống sổ sách kế toán của DN;
- Trường hợp Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ
chức, cá nhân theo dõi chi tiết lượng hàng hóa, không
theo trị giá thì được sử dụng kết quả kết xuất từ Hệ
thống của tổ chức, cá nhân để lập BCQT đối với phần
hàng hóa không quản lý theo trị giá này.
Những DN đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài
thực hiện lập BCQT theo hướng dẫn tại Công văn
18195/BTC-TCHQ (hướng dẫn xử lý vướng mắc
Thông tư 38/2015/TT-BTC) do Bộ Tài chính ban hành
ngày 08/12/2015, khi đó DN nộp BCQT các phát sinh
trong năm theo tiêu chí:
- Lượng nguyên liệu, vật tư xuất khẩu (thống kê
theo loại nguyên liệu, vật tư và kèm theo số tờ khai
xuất khẩu);
- Lượng nguyên liệu, vật tư đã xuất khẩu nhưng
phải thanh lý ở nước ngoài (bao gồm: tiêu hủy, bán);
- Lượng nguyên liệu, vật tư còn tồn tại bên nhận
gia công;
- Lượng sản phẩm gia công hoàn chỉnh bán tại
nước ngoài (kèm theo số tờ khai xuất khẩu);
Khi các DN nộp BCQT cho cơ quan hải quan, cơ
quan hải quan thực hiện kiểm tra BCQT đối với những
trường hợp: BCQT của tổ chức, cá nhân nộp lần đầu;
BCQT có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với Hệ
thống của cơ quan hải quan; Kiểm tra BCQT trên cơ sở
áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật
của tổ chức, cá nhân.
Những khó khăn, vướng mắc của cơ quan
hải quan
Trong gần một năm qua, khi cơ quan hải quan
thực hiện kiểm tra BCQT của những DN gia công
hàng hóa xuất khẩu đã gặp nhiều khó khăn, vướng
mắc. Những vướng mắc cơ bản được phân tích qua
các khía cạnh sau:
Thứ nhất,
cơ sở dữ liệu để DN nhận gia công hàng
hóa cho thương nhân nước ngoài lập BCQT không
giống toàn bộ với cơ sở dữ liệu quản lý của ngành
Hải quan.
Thứ hai,
Biểu mẫu Số 15/BCQT/GSQL khi lập theo
chỉ tiêu số lượng không có đơn vị tính của nguyên liệu,
vật tư nhận gia công và thành phẩm xuất trả cho dơn
vị tính. Do đó, khi kiểm tra số chỉ tiêu trên BCQT, cơ
quan hải quan chưa đủ cơ sở kết luận về sự chênh lệch
TĂNG CƯỜNG KIỂMTRA BÁO CÁOQUYẾT TOÁNĐỐI VỚI
DOANHNGHIỆP GIA CÔNGHÀNGHÓA XUẤT NHẬP KHẨU
TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH
- Học viện Tài chính
Kể từ khi Luật Hải quan số 54/2014/QH13 có hiệu lực đến nay, những thay đổi trong quản lý nhà nước về
hải quan đã tạo thuận lợi tối đa trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan của các doanh nghiệp gia công
hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra
báo cáo quyết toán của những doanh nghiệp gia công hàng hóa xuất khẩu cũng đã phát sinh một số khó
khăn, vướng mắc cần được khắc phục.
Từ khóa: Hải quan, Luật Hải quan, doanh nghiệp, xuất nhập khẩu
KẾ TOÁN - KIỂMTOÁN
1...,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22 24,25,26,27,28,29,30,31,32,33,...66
Powered by FlippingBook