TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 25

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
27
Giá trị hợp lý trong lĩnh vực kế toán
Bắt đầu từ năm 2005, Hội đồng Chuẩn mực kế
toán quốc tế (IASB) chính thức triển khai Dự án xây
dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực Báo cáo tài
chính quốc tế (IFRS) thay thế cho hệ thống chuẩnmực
kế toán quốc tế (IAS) hiện hành. Tháng 9/2010, IASB
công bố dự thảo và đến đầu tháng 5/2011 phát hành
IFRS 13 (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 13)
– Đo lường giá trị hợp lý có hiệu lực từ 01/01/2013.
Theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 13,
“Giá trị hợp lý là giá mà có thể nhận được khi bán
một tài sản hoặc phải trả để thanh toán một khoản nợ
phải trả trong giao dịch thông thường giữa các bên
tham gia thị trường tại ngày đo lường”.
Trong khi đó, ở Việt Nam giá gốc được quy định
là nguyên tắc cơ bản, vai trò và việc sử dụng giá trị
hợp lý trong định giá còn mờ nhạt. Thực tế, giá trị
hợp lý ở Việt Nam đã được đề cập đến từ hơn 10 năm
nay và đầu tiên được định nghĩa trong Chuẩn mực
kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập: Là giá trị tài
sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được
thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy
đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Trong kế
toán Việt Nam, giá trị hợp lý được sử dụng chủ yếu
trong ghi nhận ban đầu: Tài sản cố định, doanh thu,
thu nhập khác và báo cáo các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ, xác định giá phí hợp nhất kinh doanh.
Về phương pháp xác định giá trị hợp lý ngoại trừ
đoạn 24 của Chuẩn mực kế toán số 4 – Tài sản cố
định vô hình: Giá trị hợp lý có thể là: Giá niêm yết tại
thị trường hoạt động; Giá của nghiệp vụ mua bán tài
sản cố định vô hình tương tự. Ngày 13/03/2006, Bộ
Tài chính ban hành Thông tư 17/2006/TT-BTC hướng
dẫn Nghị định 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá,
trong đó có quy định khá cụ thể các phương pháp
định giá, song việc áp dụng các phương pháp này
như thế nào trong kế toán vẫn còn bỏ ngỏ.
Dù được thừa nhận và áp dụng ở nhiều nước
trên thế giới, song tại Việt Nam khái niệm giá trị hợp
lý còn khá mới mẻ và chưa được áp dụng rộng rãi.
Thực tế các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, quy định,
hướng dẫn về giá trị hợp lý hiện nay là chưa cụ thể,
rõ ràng; chưa có phương pháp định giá cụ thể theo
mô hình giá trị hợp lý theo IASB mà Chuẩn mực kế
toán quy định. Những người làm công tác kế toán
chủ yếu thực hiện khi có văn bản hướng dẫn cụ thể,
rõ ràng và nhất là người làm kế toán trong doanh
nghiệp (DN) Việt Nam chủ yếu với tâm lý là phục vụ
cho cơ quan thuế. Ngoài ra, theo mô hình giá trị hợp
lý của IASB thì chi phí để thu thập, xử lý thông tin
tốn nhiều chi phí và lợi ích mang chưa tương xứng
với chi phí bỏ ra. Bên cạnh đó, hiện chưa xác định
một cách cụ thể và thống nhất về việc sử dụng giá
trị hợp lý là cơ sở định giá trong kế toán nên việc
chứng minh giá trị hợp lý phải mất thời gian và chi
phí cho việc phục vụ sự kiểm tra của các nhà quản
lý nhà nước…
Phương pháp và mô hình nghiên cứu
Từ các yêu cầu áp dụng giá trị hợp lý, bài viết xây
dựngmô hình các nhân tố ảnh hưởng đên giá trị hợp lý:
Giá trị hợp lý =
Trong đó:
CÁC NHÂNTỐTÁC ĐỘNGĐẾNQUÁ TRÌNHVẬNDỤNG
GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁNTẠI VIỆT NAM
TS. NGUYỄN KIM CHUNG
- Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP. Hồ Chí Minh
TS. TRẦN VĂN TÙNG
– Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
Vấn đề giá trị hợp lý mới xuất hiện gần đây nhưng đã được bàn đến như là hướng đi mới của định giá
trong kế toán. Giá trị hợp lý là một cơ sở định giá có những ưu điểm khá rõ ràng với các cơ sở định giá
khác, góp phần làm cho thông tin tài chính thích hợp hơn với nhu cầu sử dụng thông tin trong điều kiện
nền kinh tế thị trường phát triển. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương
pháp nghiên cứu định lượng để xác định, phân tích các nhân tố tác động đến việc vận dụng giá trị hợp lý
trong kế toán tại Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế, từ đó đưa ra một số đề xuất và kiến nghị cho
thời gian tới.
Từ khóa: Giá trị hợp lý, mô hình giá trị hợp lý, báo cáo tài chính, IFRS
1...,15,16,17,18,19,20,21,22,23,24 26,27,28,29,30,31,32,33,34,35,...66
Powered by FlippingBook