TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 31

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
33
sửa chữa; quản lý, điều hành sản xuất theo số giờ
máy hoạt động; quản lý, phân phối vật tư theo số
lệnh yêu cầu nhập, xuất kho; kiểm định chất lượng
sản phẩm theo số giờ kiểm định. Khi tiến hành
phân bổ chi phí hoạt động sản xuất phụ trợ, các
công ty có thể sử dụng phương pháp đại số để xác
định chi phí của các bộ phận phục vụ lẫn nhau và
phần phục vụ cho công đoạn sản xuất chính.
- Về báo cáo KTQT, các báo cáo cần được lập chi
tiết theo từng công đoạn sản xuất chính, nhóm hoạt
động phụ trợ sản xuất, theo từng trung tâm tiêu
thụ và lập theo cách ứng xử của chi phí từ đó thiết
lập các chỉ tiêu thực hiện để so sánh với dự toán đã
lập, bao gồm các báo cáo phân tích biến động chi
phí và báo cáo thực hiện chi phí.
Phân tích, so sánh các thông tin chi phí
Hiện nay, các công ty chỉ tiến hành xác định
lợi nhuận chi tiết sản phẩm và lợi nhuận đơn vị
sản phẩm trên cơ sở phân bổ toàn bộ chi phí trong
khâu sản xuất và lưu thông cho sản phẩm tiêu thụ
theo tiêu thức phân bổ thích hợp. Tuy nhiên, cách
xác định lợi nhuận này chỉ giúp cung cấp thêm các
thông tin chi tiết trên báo cáo tài chính, không có
ý nghĩa nhiều với việc ra quyết định của các nhà
quản trị trong DN. Do vậy, các công ty sản xuất xi
măng thuộc VICEM cần thực hiện phân tích mối
quan hệ giữa chi phí, doanh thu và lợi nhuận bằng
cách tính và xác định một số chỉ tiêu lợi nhuận góp,
tỷ lệ lợi nhuận góp và vận dụng trong quá trình
ra quyết định. Phân tích, so sánh các thông tin chi
phí phải gắn với từng trung tâm trách nhiệm nhằm
phục vụ cho các nhà quản lý kiểm soát tốt chi phí
là căn cứ để đánh giá trách nhiệm quản lý của các
bộ phận trong DN.
Tóm lại, để kiểm soát chi phí có hiệu quả, chủ
động trong việc sử dụng các nguồn lực, các công
ty sản xuất xi măng trong quá trình tổ chức bộ
máy kế toán kết hợp giữa KTTC và KTQT cần có
sự phân định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn
của từng bộ phận kế toán trong việc thu nhận, xử
lý và cung cấp các thông tin kế toán. Thông tin KTQT
phải được thiết lập, tránh sự trùng lặp với các thông
tin KTTC.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006 hướng
dẫn áp dụng KTQT trong DN;
2. PGS.,TS. Nguyễn Ngọc Quang (2012), Giáo trình KTQT, NXB Đại học Kinh
tế quốc dân;
3. GS.,TS. Ngô Thế Chi, PGS,TS. Trương Thị Thủy, Giáo trình kế toán - NXB
Tài chính - 2013.
phận sản xuất phụ trợ, định phí phân bổ về các
công đoạn chính dựa trên định phí dự toán và
tỷ lệ mức sử dụng dịch vụ phụ trợ của các công
đoạn sản xuất chính.
Các dự toán chi phí ngoài sản xuất bao gồm chi
phí bán hàng, chi phí quản lý DN cũng cầu tiến
hành xây dựng theo cách ứng xử của chi phí. Dự
toán chi phí bán hàng lập chi tiết cho trung tâm
tiêu thụ. Dự toán chi phí quản lý DN lập chi tiết
cho phòng ban thuộc nhà máy, công ty. Trong đó,
đơn giá biến phí bán hàng và quản lý DN được xây
dựng dựa trên cơ sở sản lượng xi măng tiêu thụ,
sau đó mới tiến hành tổng hợp cho toàn DN.
- Xây dựng dự toán linh hoạt: Ngoài hệ thống
các dự toán tĩnh, các công ty sản xuất xi măng
thuộc VICEM cần tiến hành lập các dự toán linh
hoạt giống như dự toán tĩnh nhưng xây dựng ở
các mức độ hoạt động khác nhau nhằm cung cấp
thông tin chi phí DN có thể đạt được ở các phương
án kinh doanh và các khả năng có thể xảy ra.
Hoàn thiện thu thập, xử lý, cung cấp các thông tin
thực hiện về chi phí
- Về tài khoản và sổ kế toán chi tiết: Phải đảm
bảo các yêu cầu cung cấp được thông tin về các đối
tượng tập hợp chi phí (tương ứng với các trung
tâm chi phí), bao gồm các khối văn phòng quản lý
tại các công ty, khối văn phòng các nhà máy, trạm
nghiền, khối bán hàng (theo trung tâm tiêu thụ),
khối sản xuất (theo công đoạn chính khai thác,
chuẩn bị nguyên liệu, nghiền liệu, clinker, sản xuất
xi măng, đóng bao và nhóm hoạt động phụ trợ
quản lý phân phối điện, sửa chữa máy móc thiết
bị, quản lý điều hành sản xuất, kiểm tra chất lượng
sản phẩm…); thông tin về biến phí, định phí của
từng yếu tố phí. Trên cơ sở các tài khoản sẽ mở các
sổ kế toán chi tiết chi phí tương ứng.
- Về xác định các tiêu thức phân bổ chi phí hoạt
động sản xuất phụ trợ: Để kiểm soát chặt chẽ chi
phí của từng công đoạn sản xuất, đánh giá chính
xác giá thành, kết quả và hiệu quả kinh doanh của
các bộ phận, của sản phẩm, cần lựa chọn tiêu thức
phân bổ đảm bảo tính đại diện của chi phí cần phân
bổ và thuận tiện cho quá trình tính toán, đồng thời
phải thực hiện phân bổ chi phí hoạt động phụ trợ
sản xuất cho các công đoạn, hoạt động có sử dụng
dịch vụ hỗ trợ.
Có thể phân bổ cho các công đoạn sản xuất
chính theo các tiêu thức phân bổ: Quản lý, phân
phối điện phân bổ theo số kw điện sử dụng; quản
lý, phân phối nước theo số m3 nước sử dụng; sửa
chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị theo số giờ công
1...,21,22,23,24,25,26,27,28,29,30 32,33,34,35,36,37,38,39,40,41,...66
Powered by FlippingBook