TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 34

36
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
(ii) nhà quản trị trực tiếp truy cập, truy xuất dữ liệu
trên phần mềm để lấy thông tin.
- Đối tượng nhận thông tin: Thông thường là
các nhà quản trị các cấp của DN, tùy theo thông tin
cung cấp là loại thông tin nào để xác định đối tượng
nhận tin. Nếu thông tin KTQT phục vụ cho mục tiêu
chiến lược thì người nhận tin là nhà lãnh đạo cao
cấp, còn nếu phục vụ cho mục tiêu tác nghiệp thì
người nhận tin là các nhà quản trị các phòng ban
chức năng, ban giám đốc DN.
Hệ thống kiểm soát thông tin
Kiểm soát thông tin là hệ thống nhằm đảm bảo
cho hoạt động của HTTT KTQT được an toàn, tránh
các rủi ro, đảm bảo tính bảo mật của thông tin và
nhằm thực hiện mục tiêu của thông tin KTQT. Việc
thiết lập hệ thống kiểm soát bao gồm:
- Phân quyền trong HTTT KTQT: Cần xác định
khối lượng công việc và trách nhiệm của từng nhân
viên trong việc thu thập, xử lý, cung cấp và thông
tin. Cần xây dựng một quy trình chung trong việc
vận hành HTTT KTQT.
- Kiểm soát phương thức xử lý của HTTT KTQT:
Quá trình thu thập, tổng hợp, phân tích, cung cấp
và sử dụng thông tin thường kết hợp giữa các bộ
phận trong DN, kết hợp giữa con người và thiết bị
kỹ thuật, kết hợp giữa nguyên lý và phương pháp
KTQT. Vì vậy, nhất thiết cần phải xây dựng quy
trình kiểm soát để tránh các rủi ro và đảm bảo an
toàn cho HTTT KTQT.
- Bảo mật thông tin KTQT: Thông tin KTQT là
thông tin trong nội bộ DN, chỉ cung cấp riêng cho
các nhà quản trị để thực hiện các mục tiêu quản lý,
do vậy tính bảo mật thông tin đòi hỏi rất cao. Do
đó, cần phải thực hiện các biện pháp nhằm bảo mật
thông tin KTQT.
KTQT hình thành ở Việt Nam từ năm 1985, tuy
nhiên đến nay vẫn chưa thể hiện hết vai trò của nó,
các DN chỉ khai thác thông tin KTQT để phục vụ
việc hoạch định và quản trị chi phí. Để KTQT thực
sự trở thành một công cụ hữu hiệu của quản trị DN,
trở thành kế toán chiến lược, cần phải có cách nhìn
tổng thể và có hệ thống về thông tin KTQT.
Tài liệu tham khảo:
1. Học viện Tài chính (2010), “Giáo trình KTQT”, NXB Tài chính;
2. PGS.,TS Phạm Văn Dược, TS. Huỳnh Lợi (2009), “Mô hình và cơ chế vận hành
KTQT”, NXB Tài chính;
3. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1990), “Essentials of
management”, McGraw – Hill;
4. Robert S Kaplan, Young, Atkinson (2004), “Management Accounting”,
Pretice Hall, New Jersey, 4th edition.
bộ phận tiêu thụ, bộ phận kỹ thuật, bộ phận chiến
lược, bộ phận nhân sự, bộ phận cung ứng...), từ cơ
quan quản lý Nhà nước, từ đối thủ cạnh tranh, từ
các hiệp hội nghề nghiệp, từ báo cáo phân tích của
các chuyên gia...
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Thông tin ban
đầu bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp được
thu thập bằng nhiều phương pháp khác nhau như
các phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp
quan sát, điều tra, khảo sát, phỏng vấn, thống kê,
phương pháp thực nghiệm…
Hệ thống xử lý dữ liệu
Hệ thống xử lý dữ liệu có nhiệm vụ chuyển dữ
liệu ban đầu thành thông tin KTQT có ích cho nhà
quản trị. Hệ thống xử lý dữ liệu cần thực hiện:
- Chuẩn hóa dữ liệu thu thập: Đây là giai đoạn
làm cho dữ liệu có giá trị, hiệu chỉnh dữ liệu và mã
hóa dữ liệu để xử lý. Nhân viên KTQT sẽ kiểm tra
tính đáng tin cậy của dữ liệu thu thập được, trên cả
góc độ định tính và định lượng, nếu có sai sót tiến
hành hiệu chỉnh lại dữ liệu, đồng thời mã hóa dữ
liệu theo các phương pháp phù hợp.
- Tổng hợp dữ liệu: Sau khi chuẩn hóa xong, dữ
liệu KTQT phải được tổ chức tổng hợp theo các
nguyên tắc, phương pháp và kỹ thuật xử lý của
KTQT để cung cấp thông tin.
- Phân tích thông tin: Việc phân tích thông tin
KTQT thường sử dụng các phương pháp như
phương pháp so sánh, phương pháp phân tích nhân
tố, phương pháp cân đối, phương pháp phân tích
chi tiết...
Hệ thống cung cấp thông tin
Thông tin KTQT sau khi tổng hợp và phân tích sẽ
tiến hành cung cấp cho nhà quản trị để sử dụng. Hệ
thống cung cấp thông tin xem xét trên các khía cạnh:
- Trách nhiệm của KTQT: Kế toán theo từng bộ
phận chuyên trách chịu trách nhiệm về xử lý thông
tin trên cơ sở dữ liệu thu thập được, trình kế toán
trưởng để duyệt thông tin. Kế toán trưởng chịu
trách nhiệm trước nhà quản trị về việc cung cấp
thông tin.
- Phương thức truyền thông tin: Là cách thức
truyền tải thông tin cho nhà quản trị trên cơ sở đảm
bảo yêu cầu thiết thực, kịp thời, nhanh chóng, chính
xác. Đối với việc sử dụng phần mềm, việc truyền tải
thông tin cho nhà quản trị theo các phương thức sau:
(i) KTQT xuất dữ liệu dưới dạng bản mềm (files) để
gửi qua internet cho nhà quản trị, đồng thời in bản
giấy, có ký xác nhận của kế toán trưởng chuyển kèm
theo để tăng tính pháp lý của thông tin truyền đạt;
1...,24,25,26,27,28,29,30,31,32,33 35,36,37,38,39,40,41,42,43,44,...66
Powered by FlippingBook