TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 37

39
C
hi cục Thuế Sông Công, thuộc Cục thuế Thái
Nguyên. Trong năm 2015, tại Chi cục Thuế
có 1.069 hộ tiến hành kê khai và nộp thuế,
thu gần 6,02 tỷ đồng, tăng thu gần 600 triệu đồng,
bằng 124% kế hoạch giao; Đảm bảo nguồn thu ngân
sách toàn TP. Sông Công (là 158,211 tỷ đồng), vượt
19,4% so với thực hiện năm 2014, vượt 44,2% so với
dự toán Tỉnh giao và vượt 32,1% so với dự toán
Thành phố giao. Kết quả trên thể hiện được hiệu
quả trong công tác quản lý thu thuế tại Chi cục.
Tuy đã đạt được những kết quả nhất định, song
công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
trên địa bàn Sông Công vẫn còn nhiều bất cập. Công
tác quản lý thu còn những khó khăn nhất định. Vì
vậy, việc đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả thu thuế tại Chi cục Thuế Sông Công là rất
cần thiết.
Về bộ máy quản lý và cơ chế quản lý
Bên cạnh những ưu điểm, mô hình quản lý thuế
theo chức năng vẫn tồn tại một số nhược điểm cần
khắc phục như: Mô hình này chưa hoàn toàn thích
ứng với điều kiện, trình độ hiểu biết pháp luật và
tính tự giác thực hiện nghĩa vụ về thuế của người
nộp thuế chưa cao, nhất là hộ kinh doanh cá thể.
Cơ chế cho phép hộ kinh doanh tự kê khai, tự
nộp thuế và chịu trách nhiệm về các khoản kê khai
nhưng nhiều hộ ý thức tự giác nộp thuế chưa cao,
đa số không thực hiện ghi chép sổ sách, vì vậy gây
khó khăn trong thực hiện quản lý số thuế phải nộp.
Để hoạt động quản lý thu thuế nói chung và thu
thuế hộ kinh doanh nói riêng đạt hiệu quả cao, Chi
cục Thuế cần chú trọng tới việc cải cách bộ máy
quản lý và cơ chế hoạt động. Cụ thể như: Tổ chức
bộ máy quản lý cần kết hợp đan xen với nguyên tắc
quản lý thuế theo nhóm đối tượng và theo sắc thuế
để phát huy toàn diện được mô hình quản lý thuế
theo chức năng; Thường xuyên nâng cao chất lượng
chuyên môn và kỹ năng quản lý thuế hiện đại, khoa
học cho mỗi cán bộ thuế để xây dựng bộ máy quản
lý thuế ngày càng hoàn thiện hơn.
Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, ấn định thuế
Quản lý số hộ kinh doanh là việc đầu tiên để
tiến hành triển khai công tác thu thuế. Số liệu thống
kê năm 2015, tại Chi cục Thuế Sông Công còn xảy
ra tình trạng chênh lệch giữa số hộ đăng ký kinh
doanh và số hộ đăng ký thuế. Nguyên nhân là do
nhiều hộ thiếu hiểu biết về quy định nhưng cũng
không ít hộ cố tình không chấp hành. Hơn nữa, việc
cấp Đăng ký kinh doanh tách rời với việc đăng ký
thuế dẫn tới việc quản lý hộ kinh doanh không chặt
chẽ, tốn kém thời gian và chi phí, sự phối hợp của
chính quyền, các ngành chưa tích cực.
Tình trạng thất thu thuế chủ yếu tập trung ở
nhóm hộ kê khai vì việc kiểm soát gặp rất nhiều khó
khăn như: Hộ kinh doanh thường có hai hệ thống sổ
để đối phó, kê khai doanh số thấp, bán hàng không
lập hóa đơn, ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn giá
bán thực tế, hầu hết giao dịch không dùng tiền mặt,
đầu vào, đầu ra không có hóa đơn...
Để khắc phục những hạn chế trên, thời gian tới
Chi cục Thuế cần: (i) Thực hiện một cửa liên thông
trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
và Giấy chứng nhận đăng ký thuế; (ii) Việc tổ chức
quản lý hồ sơ đăng ký thuế cần phân loại theo chủ
thể tạo lập như: Hộ kinh doanh do một cá nhân làm
chủ, Hộ gia đình làm chủ, do một nhóm người làm
chủ; (iii) Áp dụng đồng thời các căn cứ ấn định thuế
đối với hộ kinh doanh ổn định để xác định số thuế
được chính xác như: Cơ sở dữ liệu của Chi cục thuế,
so sánh số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng
GIẢI PHÁPNÂNG CAOHIỆUQUẢ THUTHUẾ
ĐỐI VỚI HỘ KINHDOANH CÁ THỂ
ThS. NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
- Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên
Tình trạng vi phạm pháp luật về thuế của các hộ kinh doanh thường xảy ra dưới nhiều hình thức, với các
mức độ khác nhau, trong khi thực trạng quản lý các hộ kinh doanh cũng còn những bất cập dẫn đến hiệu
quả thu thuế ở đối tượng này chưa đạt kết quả cao. Yêu cầu đặt ra là phải hoàn thiện chính sách và công
cụ quản lý để nâng cao hiệu quả thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
Từ khóa: Thuế, kinh doanh cá thể, kinh doanh, công cụ quản lý
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
1...,27,28,29,30,31,32,33,34,35,36 38,39,40,41,42,43,44,45,46,47,...66
Powered by FlippingBook