TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 41

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
43
Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng
Trong những năm qua, Tuyên Quang đã xây
dựng các đề án, chương trình, chính sách chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi mô hình
tổ chức sản xuất từ phát triển theo chiều rộng, lấy
số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang nâng cao chất
lượng và hiệu quả, vừa đảm bảo gia tăng về kinh tế
thông qua giá trị và lợi nhuận, vừa bền vững về xã
hội, môi trường sinh thái và đáp ứng yêu cầu của
thị trường.
Thực hiện quy hoạch lĩnh vực, sản phẩm chủ
yếu, các vùng sản xuất, vùng chuyên canh nhằm
phát huy thế mạnh của từng tiểu vùng kinh tế
trong Tỉnh. Cơ cấu diện tích đất lúa, đảm bảo an
ninh lương thực trên địa bàn Tỉnh, xây dựng vùng
chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao; cơ cấu lại
diện tích 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất),
trong đó điều chỉnh tăng diện tích đất rừng sản xuất
từ 50-61% để đầu tư phát triển kinh tế lâm nghiệp
gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái; rà soát xây
dựng đề án phát triển vùng mía nguyên liệu của
Tỉnh đến năm 2020 là 18.500 ha; quy hoạch mở rộng
vùng trồng cây cam sành Hàm Yên, từ 2.500 ha lên
trên 6.800 ha. Năm 2015, diện tích trồng cam sành
Hàm Yên đạt trên 4.000 ha.
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước chuyển
đổi theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng các giống tiến
bộ kỹ thuật, giống chất lượng cao, các giống tạo ra
sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định, hiệu quả
kinh tế.
Kết quả cơ cấu tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ
cấu nông nghiệp đã đưa tăng trưởng giá trị sản xuất
nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2011-2015 của Tỉnh
tăng bình quân trên 5%/năm; chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp như:
Tích cực đưa các giống cây trồng mới, có năng
suất, chất lượng cao, các phương thức canh tác cải tiến
vào sản xuất; chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại
với các giống lai hướng thịt, giống siêu nạc có thời
gian chăn nuôi ngắn, quay vòng nhanh. Do đó, nông
nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong kinh tế nông, lâm
nghiệp, thủy sản, với tỷ trọng là 85,14% (năm 2015),
trong đó, đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng
chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từ 32,19%
(năm 2010) lên trên 42% (năm 2015).
Bên cạnh đó, Tỉnh cũng đẩy mạnh chuyển đổi
tăng đất rừng sản xuất nguyên liệu; đầu tư phát
triển các nhà máy chế biến lâm sản; tập trung tăng
năng suất rừng trồng đã đưa giá trị sản xuất lâm
nghiệp tăng mạnh; bình quân giai đoạn 2011-2015
tăng 13,8%. Tỷ trọng trọng kinh tế lâm nghiệp trong
tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản chiếm
14,68% năm 2010, năm 2015 đạt 11,4%. Đồng thời,
thực hiện có hiệu quả quy hoạch thủy sản, tập trung
mở rộng quy mô nuôi trồng các loài cá cao sản đã
đưa giá trị sản xuất thủy sản tăng trưởng khá. Tỷ
trọng kinh tế thủy sản trong tổng giá trị sản xuất
nông, lâm, thủy sản chuyển dịch tăng từ 1,92% (năm
2010) lên 3,4% (năm 2015).
Hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp
Tỉnh Tuyên Quang đã rất coi trọng việc trang bị
các phương tiện sản xuất cơ giới nhằm tăng nhanh
năng suất lao động nông nghiệp và năng suất cây
trồng vật nuôi. Tỉnh đã đưa ra chính sách khuyến
khích nông dân mua máy, bằng cách bán máy kèm
THỰC TRẠNG CÔNGNGHIỆPHÓA, HIỆNĐẠI HÓA
NÔNGNGHIỆP, NÔNGTHÔNTẠI TUYÊNQUANG
ThS. CHU THỊ DIỄM HƯƠNG
- Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, kinh tế nông, lâm nghiệp là chủ yếu. Thực hiện Nghị quyết Trung ương
V (khoá IX) của Đảng, trong những năm qua, Tuyên Quang đã đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn, nhờ đó kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Tỉnh bước đầu có những chuyển biến
tích cực. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa như mong đợi, đòi hỏi đặt ra với địa phương là tiếp tục đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo bộ mặt mới cho kinh tế địa phương. Bài
viết phân tích các kết quả đạt được cũng như một số tồn tại trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Tuyên Quang.
Từ khóa: Nông nghiệp, nông thôn, hiện đại hóa, công nghiệp hóa, kinh tế địa phương
1...,31,32,33,34,35,36,37,38,39,40 42,43,44,45,46,47,48,49,50,51,...66
Powered by FlippingBook