TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 42

44
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
Tăng cường phát triển công nghiệp nông thôn
Trong giai đoạn 2011 - 2015, công nghiệp của
Tỉnh có bước phát triển mạnh, đảm bảo vai trò quan
trọng là một trong bốn khâu đột phá theo tinh thần
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên
Quang lần thứ XV đề ra.
Giai đoạn 2011-2015, toàn Tỉnh đã thu hút 23 dự
án công nghiệp đầu tư xây dựng với tổng vốn đầu
tư là 13.207 tỷ đồng. Các dự án chủ yếu tập trung
vào công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản,
sản xuất vật liệu xây dựng, may xuất khẩu, chế biến
nông, lâm sản và thủy điện... Riêng năm 2015, giá trị
sản xuất công nghiệp đạt 6.500 tỷ đồng, tăng gấp 3
lần so với năm 2010.
Bên cạnh đó, việc hình thành các khu, cụm công
nghiệp để thu hút đầu tư các dự án công nghiệp
đã tạo tiền đề để công nghiệp của Tỉnh phát triển
một cách hiệu quả, bền vững. Toàn Tỉnh đã thực
hiện các quy hoạch tạo định hướng phát triển cho
những giai đoạn tiếp theo. Trong đó, có Quy hoạch
phát triển điện lực tỉnh Tuyên Quang và Quy hoạch
điện lực các huyện, thành phố đến năm 2015, định
hướng đến năm 2020; Quy hoạch phát triển công
nghiệp trên địa bàn Tuyên Quang đến năm 2015,
định hướng đến năm 2020.
Nhằm hỗ trợ công nghiệp nông thôn phát triển,
giai đoạn 2011 - 2015, toàn Tỉnh đã triển khai thực
hiện 631 đề án khuyến công với tổng kinh phí
hỗ trợ từ kinh phí khuyến công quốc gia và địa
phương là gần 6 tỷ đồng. Các đề án khuyến công
chủ yếu tập trung vào các chương trình: Xây dựng
mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công
nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật; Hỗ trợ thành
lập mới cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, hỗ
trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội
chợ triển lãm... Thông qua việc thực hiện các đề án
khuyến công đã giúp cho các cơ sở sản xuất công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được
tiếp cận trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật, công
nghệ sản xuất, thương hiệu và khai thác có hiệu
quả ngành, nghề truyền thống, giải quyết việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động góp phần xóa
đói giảm nghèo bền vững…
Phát triển ngành nghề nông thôn, tạo việc làm,
tăng thu nhập
Việc phát triển ngành nghề nông thôn ngày càng
được quan tâm chú trọng, bằng chứng là UBND Tỉnh
đã ban hành Quyết định số 03/2010/QĐ-UBND ngày
01/02/2010, kèm theo quy định chính sách khuyến
khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, nhằm khuyến khích
khuyến nông với hình thức trợ giá, trợ cước, đào tạo
sử dụng... Hiện nay, toàn Tỉnh có trên 44.000 loại
máy, thiết bị phục vụ sản xuất. Tỷ lệ nông dân sử
dụng máy móc, thiết bị vào sản xuất tăng dần qua
từng năm.
Bên cạnh đó, một số nơi, hạ tầng nông thôn còn
chưa phát triển, địa hình đồi dốc, diện tích sản xuất
nhỏ hẹp đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng
dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp nông thôn.
Đây chính là rào cản trong quá trình thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
trên địa bàn Tuyên Quang.
Cùng với đó, công tác điện khí hóa cũng được
quan tâm đầu tư. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn
trên địa bàn Tỉnh được sử dụng điện lưới quốc gia,
trong đó có 129 xã nông thôn; số thôn có điện lưới
quốc gia là 2.031/2.095 thôn đạt 96,94%; số hộ sử dụng
điện lưới quốc gia là 186.367/194.274 đạt 95,23%.
Tuy nhiên, lượng điện năng mới chủ yếu đáp
ứng được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, còn điện
phục vụ sản xuất trong nông nghiệp ở nông thôn thì
chưa được đáp ứng, tình trạng thiếu điện sản xuất
vẫn xảy ra thường xuyên. Để khắc phục tình trạng
trên, phát huy lợi thế của một tỉnh miền núi có nhiều
sông, suối lợi thế cho phát triển thủy điện, Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (EVN) đã đầu tư xây dựng nhà
máy thủy điện Tuyên Quang với công suất 342 MW,
sản lượng điện hàng năm là 1.295 tỷ kw/h.
Ngoài ra, công tác thủy lợi cũng được củng cố để
phục vụ cho nhu cầu phát triển, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, trên địa
bàn Tỉnh có 2.719 công trình thủy lợi có quy mô tưới
từ 1 ha trở lên (trong đó có 492 hồ chứa; 1.095 đập
xây, đập rọ thép; 64 trạm bơm và 1.068 phai tạm),
trên 2.000 km kênh được kiên cố hóa, các công trình
thủy lợi đã phục vụ tưới nước cho trên 36 nghìn ha
lúa, tỷ lệ tưới chắc bình quân đạt trên 82% (tỷ lệ tưới
chắc cho lúa tăng 26% so với năm 1995). Toàn Tỉnh
có trên 43 km đê và 55 cống tiêu qua đê ngăn lũ sông
và kết hợp giao thông giữa các xã, huyện. Cùng với
các biện pháp thâm canh và cung cấp đủ nước cho
sản xuất nên năng suất lúa đã tăng từ 36 tạ/ha năm
1995 lên trên 58 tạ/ha năm 2015, góp phần nâng sản
lượng lương thực từ 17,4 vạn tấn năm 1995 lên trên
33,9 vạn tấn năm 2015.
Nhằm hỗ trợ công nghiệp nông thôn phát
triển, giai đoạn 2011 - 2015, toàn Tỉnh đã triển
khai thực hiện 631 đề án khuyến công với tổng
kinh phí hỗ trợ từ kinh phí khuyến công quốc
gia và địa phương là gần 6 tỷ đồng.
1...,32,33,34,35,36,37,38,39,40,41 43,44,45,46,47,48,49,50,51,52,...66
Powered by FlippingBook