TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 43

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
45
Bát tiên xã Mỹ Bằng; rượu chuối xã Kim Bình...) giá
trị sản phẩm được nâng lên gấp 2, 3 lần so với khi
chưa thực hiện liên kết sản xuất. Qua đó, đã góp
phần quan trọng nâng cao thu nhập cho nông dân,
giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 34,48% năm 2011 xuống còn
13,09%. Đến hết năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn
9,72%, bình quân giai đoạn 2011-2015 mức giảm tỷ
lệ hộ nghèo toàn Tỉnh đạt trên 5%/năm. Đến nay
toàn Tỉnh có 57/129 xã đạt tiêu chí về giảm tỷ lệ
hộ nghèo.
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại
Qua hơn 3 năm (năm 2011- 2014) cùng với nguồn
kinh phí hỗ trợ từ Trung ương, kết hợp lồng ghép
các chương trình, dự án thực hiện trên địa bàn, Tỉnh
đã ưu tiên và đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã
hội nông thôn.
Tỉnh đã làm được 50,35 km đường xã, liên xã và
2.609,36 km đường thôn, xóm đạt chuẩn (Đề án bê
tông hoá đường giao thông nông thôn 2.409 km,
chương trình dự án khác 200,36 km). Tỉnh đã xây
dựng tu sửa trên 140 công trình thủy lợi, kiên cố hoá
84 km kênh mương phục vụ tưới tiêu đảm bảo sản
xuất. Xây dựng mới cải tạo nâng cấp 70 trạm biến
áp, 80,6 km đường dây trung thế, 367,6 km đường
dây hạ thế. Xây dựng trên 700 phòng học, một số
hạng mục phụ trợ của trường học; Đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất trường học cho 7 xã điểm xây dựng
nông thôn mới.
Tỉnh đã triển khai thực hiện kịp thời các chính sách
của Trung ương liên quan đến xây dựng kết cấu hạ
tầng gắn với xây dựng nông thôn mới: Chính sách hỗ
trợ bê tông hóa đường giao thông nông thôn; Chính
sách về mức hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ
tầng kinh tế - xã hội nông thôn thuộc Chương trình
mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2013-2015; Chính sách hỗ trợ
hội viên hội nông dân lãi suất vay vốn để phát triển
chăn nuôi (trâu, bò, lợn) có kết hợp xây hầm biogas
bằng vật liệu nhựa composite...
Tài liệu tham khảo:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuyên Quang, “Báo cáo đánh giá
tình hình kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại
biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XV”;
2. Tỉnh ủy Tuyên Quang, “Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và
tổ chức thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 23/11/2011 của Ban chấp
hành Đảng bộ Tỉnh (khóa XV) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 -
2015, định hướng đến năm 2020”;
3. UBND tỉnh Tuyên Quang, “Báo cáo kết quả 05 thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2011 -
2015; phương hướng nhiệm vụ 2016 - 2020”.
các cơ sở ngành nghề nông thôn phát triển ở nhiều
loại hình từ hộ sản xuất gia đình đến những doanh
nghiệp nhỏ và vừa, từ tổ hợp tác, hợp tác xã.
Mặc dù, chưa có làng nghề nghề được công nhận
nhưng toàn Tỉnh có 5.449 cơ sở ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp với 5.185 cơ sở sản xuất ổn định và có
khả năng phát triển. Trong quá trình phát triển, thị
trường tiêu thụ sản phẩm ngành nghề nông thôn
của Tỉnh còn nhiều khó khăn do thiếu thông tin
về thị trường. Năng lực, kinh nghiệm quản lý sản
xuất kinh doanh của các chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất
về trình độ kiến thức, tay nghề của người lao động
ngành nghề còn hạn chế. Đặc biệt, công tác xử lý ô
nhiễmmôi trường ngành nghề chưa được chú trọng,
môi trường tại một số cơ sở ngành nghề đang bị ô
nhiễm do sự phát triển tự phát và sử dụng những
công nghệ sản xuất lạc hậu.
Công nghiệp nông thôn đã giải quyết được một
phần nguồn lực lao động tại chỗ hiện nay. Hoạt
động sản xuất công nghiệp nông thôn chủ yếu tập
trung vào các ngành nghề như: Sản xuất vật liệu xây
dựng, sản xuất và chế biến gỗ, chế biến nông sản...
Nhờ cơ chế và chính sách khuyến khích phát triển
công nghiệp nông thôn, nhiều chủ cơ sở sản xuất
và hộ cá thể đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để
phát triển sản xuất, qua đó đã góp phần vào sự tăng
trưởng kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm
và thu nhập cho hàng chục nghìn lao động ở địa bàn
nông thôn.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn,
chuyển giao khoa học kỹ thuật
Trong hơn 3 năm (2013-2015) Tỉnh đã tổ chức
đào tạo nghề cho trên 24.800 lao động, trong đó có
12.521 học viên lao động nông thôn được hỗ trợ học
nghề; trên 70% người học có việc làm sau khi học
nghề. Một bộ phận lao động có việc làm ngay tại
xã; biết vận dụng kiến thức được học vào phát triển
kinh tế hộ gia đình, bước đầu thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn, góp
phần thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Để nâng cao năng xuất, chất lượng nông sản
phẩm hàng hóa cần đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất. Qua quá trình triển khai
thực hiện các đề án, dự án đã tạo ra sự chuyển biến
tích cực về sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn
hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung
như cam, chè, mía, cây nguyên liệu giấy... gắn với
thị trường. Các xã đã tập trung phát triển các sản
phẩm chủ lực của địa phương bằng các mô hình
liên kết “4 nhà” (Cam sành Hàm Yên, chè Vĩnh Tân
xã Tân Trào; Mật ong Phong Thổ xã An Khang; chè
1...,33,34,35,36,37,38,39,40,41,42 44,45,46,47,48,49,50,51,52,53,...66
Powered by FlippingBook