TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 44

46
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
Hiệu quả triển khai Chương trình nông thôn mới
tại Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích tự
nhiên 39.763km2 chiếm khoảng 32% diện tích đất
nông nghiệp cả nước, là châu thổ lớn và phì nhiêu
nhất khu vực Đông NamÁ. Dân số của vùng chủ yếu
là lao động thuần nông, thu nhập từ các ngành nghề
khác chỉ chiếm khoảng 10%. Tăng trưởng kinh tế của
Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ở mức khá ổn
định, tỷ lệ tăng GDP giai đoạn 2001 – 2005 bình quân
10,4%/năm, giai đoạn 2006 – 2010 bình quân 12,2%/
năm, giai đoạn 2011 – 2015 bình quân 8,87%/năm.
Khảo sát cho thấy, kể từ khi thực hiện chương
trình nông thôn mới (NTM), đến nay tình hình kinh
tế - xã hội của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã
được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người
tăng 10%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3% so với năm 2010
(Văn phòng điều phối Trung ương, 2014). Nhằm đưa
ra được những kết quả khách quan đạt được của
chương trình xây dựng NTM tại khu vực này, bài viết
tiến hành nghiên cứu, khảo sát người dân tại các xã
đang triển khai chương trình trên phạm vi 7 tỉnh gồm:
An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, LongAn,
Tiền Giang, Sóc Trăng với tổng số phiếu là 580 phiếu.
Bảng khảo sát dựa trên các tiêu chí đánh giá chuẩn
NTM theo Quyết định số 491/QĐ-TTg với 35 câu hỏi
phân theo 5 nhóm tiêu chí, gồm: Quy hoạch và thực
hiện quy hoạch; Hạ tầng kinh tế - xã hội; Kinh tế và
tổ chức sản xuất; Văn hóa – xã hội – môi trường; Hệ
thống chính trị. Câu hỏi khảo sát được xây dựng theo
thang đo Likert với 5 mức trả lởi (từ mức hoàn toàn
không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý) về những tiêu
chí xây dựng NTM tại địa bàn của đối tượng được
khảo sát. Kết quả khảo sát được phân tích thống kê
thông qua một số tiêu chí sau:
Về thang đo “Kinh tế - xã hội”
Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội cũng
được đánh giá với điểm trung bình là 4,14. Qua khảo
HIỆUQUẢ TRIỂNKHAI CHƯƠNGTRÌNHNÔNGTHÔNMỚI
TẠI ĐỒNGBẰNG SÔNG CỬU LONG
ThS. PHẠM DUY LINH, TS. PHAN THỊ HẰNG NGA
- Cao đẳng Tài chính – Hải quan
Sau hơn 5 năm triển khai, Chương trình nông thôn mới đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho kinh tế - xã
hội và đời sống người dân nông thôn. Nhằm xem xét tính hiệu quả của chương trình một cách khách quan
từ đối tượng thụ hưởng, bài viết tiến hành khảo sát tại các xã đã triển khai thực hiện Chương trình trên
địa bàn Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả phân tích hướng tới giúp cho các nhà quản lý, chính quyền địa
phương có thêmmột kênh thông tin, nền tảng để tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình trong giai
đoạn 2016 – 2020.
Từ khóa: Nông thôn mới, kinh tế - xã hội, Đồng bằng sông Cửu Long, người nông dân
BẢNG 1: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC TIÊU CHÍ VỀ “KINH TẾ - XÃ HỘI”
Thuộc tính
Tần suất
Trung
bình
1
2
3
4
5
Đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn NTM
4
29
25 172 294 4,38
Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện
29
68
54 187 186 3,83
Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh
8
22
54 254 186 4,12
Hệ thống điện được cung cấp ổn định, thường xuyên và đảm bảo an toàn
4
8
24 230 258 4,39
Cơ sở vật chất của trường học các cấp: Mầm non, mẫu giáo, tiểu học,
trung học cơ sở hiện nay là đạt chuẩn chương trình NTM
3
13
63 193 252 4,29
Các điểm sử dụng dịch vụ internet, bưu chính viễn thông tại địa bàn
thuận lợi cho bà con
16
43
97 227 141 3,83
Kinh tế xã hội
4,14
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm tác giả
1...,34,35,36,37,38,39,40,41,42,43 45,46,47,48,49,50,51,52,53,54,...66
Powered by FlippingBook