TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 45

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
47
tương đối phù hợp, gắn liền với yếu tố văn minh, hiện
đại, bảo tồn được bản sắc văn hóa vùng miền. Công
tác tuyên truyền thông tin về quy hoạch cũng đã góp
phần tạo sự đồng thuận trong cộng đồng.
Khảo sát đánh giá của người dân về hiệu quả của
chương trình NTM giai đoạn 2010 – 2015 cho thấy,
nhóm tiêu chí về quy hoạch và thực hiện quy hoạch
là có hiệu quả cao; nhóm tiêu chí về tổ chức sản xuất
được đánh giá là đem lại ít hiệu quả nhất. Từ thực
tế trên, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm giúp
nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình NTM tại
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới.
Giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2016-2020
Chương trình NTM tuy đã mang lại những tác
động tích cực tới kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông
Cửu Long, nhưng so với các địa bàn khác trên cả nước
thì kết quả đạt được còn rất hạn chế. Nguyên nhân
là do người dân vẫn còn chưa thực sự quan tâm tới
Chương trình; do đặc điểm về địa hình nên quá trình
xây dựng hạ tầng, đường xá gặp nhiều khó khăn, kinh
phí đầu tư cao hơn so với khu vực khác; khả năng
đóng góp của cộng đồng cũng còn hạn chế, kinh tế
phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Đây đang là điểm
sát thực tế, tại các địa bàn có thực hiện NTM thì hạ
tầng về đường giao thông, trường học, trạm y tế được
đầu tư rất tốt. Người dân cảm nhận được những thay
đổi từ chương trình đem đến cuộc sống của họ, có
rất nhiều hộ gia đình tham gia góp công, hiến đất để
xây dựng hạ tầng tại xã tốt hơn. Hai tiêu chí điểm
đánh giá thấp hơn trung bình của nhóm là tiêu chí
về đường nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại
thuận tiện (3,83) và dịch vụ internet, bưu chính, viễn
thông thuận lợi cho bà con (3,83). Đây là những tiêu
chí cần được quan tâm đầu tư hơn trong tiến trình xây
dựng NTM.
Về thang đo “ Tổ chức sản xuất”
Bảng 2 cho thấy, có 4/5 tiêu chí đánh giá về việc tổ
chức sản xuất tại địa phương khi thực hiện NTM có
mức điểm trung bình dưới 4,0. Mặc dù việc thực hiện
chương trình NTM đã đem lại những kết quả nhất
định song thông số trên cũng đã bộc lộ những tồn tại
trong xây dựng NTM. Cụ thể: Kinh tế hợp tác ở nông
thôn tuy đã phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu tổ chức lại sản xuất; Vấn đề liên kết, hợp tác
sản xuất, chế biến, tiêu thụ còn hạn chế; Việc áp dụng
khoa học, công nghệ vào sản xuất chưa nhiều; Nông
nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp
công nghệ cao chậm phát triển. Các hoạt động đào
tạo nghề tại địa phương chưa thực hiện thường xuyên
và có định hướng cụ thể. Những nguyên nhân trên
khiến cho người dân chưa cảm nhận được một cách
rõ ràng về những tác động mà chương trình NTM
đem lại cho họ.
Về thang đo “Quy hoạch và thực hiện quy hoạch”
Điểm số đánh giá về nhóm tiêu chí “quy hoạch và
thực hiện quy hoạch” (Bảng 3) trên địa bàn các tỉnh là
khá tốt với điểm trung bình đánh giá ở mức 4,18. Điều
đó cho thấy, việc quy hoạch được triển khai khá đồng
bộ tại các địa phương. Công tác quy hoạch bước đầu
BẢNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC TIÊU CHÍ “TỔ CHỨC SẢN XUẤT”
Thuộc tính
Tần suất
Trung
bình
1
2
3
4
5
Thu nhập bình quân đầu người/năm tăng so với mức trước khi thực hiện
chương trình NTM
3
28
94
251 148 3,98
Số lượng hộ nghèo giảm so với trước khi thực hiện chương trình NTM
2
25
61
261 175 4,11
Số lượng người thất nghiệp giảm từ khi thực hiện chương trình NTM
7
28
112 244 133 3,89
Khi có chương trình nông thôn mới thì tổ hợp tác hoặc hợp tác xã
hoạt động có hiệu quả
16
31
114 230 133 3,83
Đào tạo nghề cho lao động tại địa phương được tăng cường khi thực hiện
chương trình NTM
15
51
101 226 131 3,78
Tổ chức sản xuất
3,92
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm tác giả
HÌNH 1: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT
THEO 5 NHÓM TIÊU CHÍ (ĐIỂM)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,35,36,37,38,39,40,41,42,43,44 46,47,48,49,50,51,52,53,54,55,...66
Powered by FlippingBook