TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 52

54
TÀI CHÍNH GIÁO DỤC
hóa đơn, các đơn vị sử dụng tiết kiệm các nguồn
kinh phí để từ đó góp phần vào việc tăng thu nhập
cho giảng viên và công nhân viên. Hơn nữa, việc
thực hiện cơ chế này còn góp phần sử dụng hiệu
quả hơn các nguồn nhân lực.
Việc thực hiện tự chủ tài chính của các cơ sở
giáo dục ĐHCL sẽ giúp tăng nguồn thu đầu tư
cho giáo dục. Khảo sát các nước trên thế giới cho
thấy, các cơ sở giáo dục đại học của các nước này
nhận hỗ trợ tài chính từ nhiều nguồn khác nhau,
bao gồm: Kinh phí nhà nước phân bổ cho hoạt
động, đặc biệt là giảng dạy và nghiên cứu khoa
học; Kinh phí phân bổ cho nghiên cứu hoặc hỗ
trợ cho các dự án nghiên cứu từ các nguồn khác
nhau (từ các bộ); Học phí và các loại phí khác thu
được từ sinh viên trong nước và sinh viên nước
ngoài; Nguồn thu từ các hợp đồng nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp đồng đào
tạo, dịch vụ tư vấn, bản quyền... Khi nguồn thu
tăng lên, các trường đại học sẽ có những nguồn
lực tài chính tăng đầu tư cho cơ sở vật chất, trang
thiết bị, nguồn nhân lực… Qua đó, nâng cao chất
lượng giáo dục giáo dục đại học.
Tuy nhiên, thực tế ở nước ta lại khác so với
các quốc gia trên thế giới, nguồn tăng thu của các
trường đại học hiện nay vẫn là tăng quy mô đào
tạo chứ chưa huy động được các nguồn thu từ các
hoạt động dịch vụ chuyển giao khoa học công nghệ
và dịch vụ tư vấn giáo dục đào tạo theo hợp đồng
cho các tổ chức và cá nhân trong nước….
Các trường đại học được tự chủ về mức chi
nhưng tự chủ về thu chưa tương xứng, dẫn tới hiệu
quả của việc thực hiện tự chủ không hơn là bao so
với không tự chủ. Trong thời gian dài, do bị khống
chế về trần học phí, mức trần học phí thường thấp,
thu không đủ chi, cho nên một số cơ sở giáo dục
ĐHCL xé rào, ban hành nhiều khoản thu ngoài quy
định, dẫn đến thiếu công khai, minh bạch trong
việc sử dụng nguồn thu.
Việc duy trì mức học phí thấp, dẫn đến các cơ
sở giáo dục ĐHCL không có đủ nguồn để cải thiện
thu nhập cho giảng viên từ nguồn học phí chính
quy, không thu hút và giữ được những giảng viên
có trình độ tham gia giảng dạy. Để có nguồn bổ
sung thu nhập, các trường phải khai thác từ các hoạt
động đào tạo không chính quy, dẫn đến thời gian
đứng lớp của giảng viên đại học phần lớn bị quá tải.
Hầu hết các giảng viên đại học đều vượt định mức
giờ giảng theo quy định, có những trường hợp vượt
tới 150% đến 200% định mức giờ giảng. Điều này
khiến cho việc giảng viên đại học không có thời gian
để nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ nghiệp
tính đủ chi phí. Cùng với đó, lộ trình tính giá dịch
vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN kết
cấu dần các chi phí vào giá dịch vụ. Với cơ chế tính
giá này, các đối tượng sử dụng dịch vụ sẽ phải trả
đủ chi phí cung cấp dịch vụ. Các đơn vị sự nghiệp
công được hạch toán đầy đủ các chi phí cần thiết
sẽ có động lực chuyển sang tự chủ ở mức cao hơn,
từ đó nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công
và cạnh tranh minh bạch, bình đẳng được với đơn
vị sự nghiệp ngoài công lập. Đồng thời, cho phép
các đơn vị sự nghiệp được chủ động sử dụng các
nguồn tài chính được giao tự chủ, bao gồm nguồn
thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, nguồn
thu phí theo quy định được để lại chi và nguồn thu
hợp pháp khác, để chi thường xuyên.
Điều này không chỉ tăng quyền tự chủ cho đơn
vị mà còn giúp cho nguồn NSNN tập trung đầu tư
phát triển giáo dục đại học theo hướng nâng cao
chất lượng và hiệu quả. Tập trung ngân sách đầu
tư xây dựng một số trường đại học đạt tiêu chuẩn
quốc tế,. Những trường này có quyền tự chủ cao,
phương thức quản lý tiến tiến, có nguồn thu học
phí và thu hoạt động dịch vụ đảm bảo bù đắp được
chi phí hoạt động thường xuyên, làm hình mẫu để
từng bước nhân rộng trong cả nước…
Những vấn đề đặt ra
Tài chính là một nguồn lực rất quan trọng để
thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, trong đó có
giáo dục đại học. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn
ngân sách dành cho giáo dục đại học còn hạn hẹp
thì thực hiện tự chủ tài chính của các trường ĐHCL
là tất yếu, để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực,
đồng thời vận động các nguồn lực của xã hội cho
phát triển giáo dục đại học.
Việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
tài chính đối với các cơ sở giáo dục ĐHCL đã mở
ra, tạo cơ hội cho các cơ sở giáo dục ĐHCL nâng
cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản
lý tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng NSNN
được giao tiết kiệm, hiệu quả hơn. Khi thực hiện
chế độ giao, khoán mức chi như điện thoại, văn
phòng, công tác phí… sẽ giảm đáng kể chứng từ,
Việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học
công lập đã mở ra, tạo cơ hội cho các cơ sở giáo
dục đại học công lập nâng cao tính tích cực chủ
động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài
sản của đơn vị, sử dụng ngân sách nhà nước
được giao tiết kiệm, hiệu quả hơn.
1...,42,43,44,45,46,47,48,49,50,51 53,54,55,56,57,58,59,60,61,62,...66
Powered by FlippingBook