TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 53

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
55
theo hiệu quả công việc, khuyến khích, hấp dẫn,
thu hút người có năng lực, có trình độ. Đặc biệt là
phải xây dựng được chiến lược tài chính hợp lý cho
đầu tư cơ sở vật chất trong ngắn hạn và dài hạn.
Ngoài ra, nên tích cực tìm kiếm, thu hút nguồn lực
tài chính từ các nguồn dự án, nguồn vốn viện trợ
nước ngoài.
Thứ ba,
song song với việc tháo gỡ khó khăn
trong lĩnh vực tự chủ tài chính, Nhà nước cần
ban hành đầy đủ các quy định về chuẩn mực chất
lượng đào tạo và tiêu chí kiểm định chất lượng đào
tạo. Các quy định này cần từng bước tiếp cận với
tiêu chuẩn khu vực, quốc tế và định kỳ thực hiện
kiểm định chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo.
Trong quá trình đào tạo cần yêu cầu các cơ sở đào
tạo có trách nhiệm nâng cao chất lượng như đổi
mới giáo trình, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật
chất trang thiết bị; đồng thời, tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng đào tạo
thông qua các cơ quan quản lý nhà nước cũng như
thông qua các tổ chức kiểm định độc lập.
Nhìn chung, để hoat động giáo dục đại học hoạt
động có chất lượng, trước mắt, cần tập trung kiểm
tra, rà soát lại việc đảm bảo điều kiện giáo viên,
cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo đối với các
trường được thành lập mới. Các cơ quan chuyên
quản cần kiên quyết chấn chỉnh đối với các trường
chưa đảm bảo đủ các tiêu chí quy định về thành
lập trường, tiêu chí về giáo viên, cơ sở vật chất theo
quy định, cần thiết yêu cầu sáp nhập hoặc đình chỉ
hoạt động để củng cố chất lượng, khi nào đủ chất
lượng mới được tiếp tục hoạt động.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Trường Giang, Vụ Hành chính sự nghiệp, 2014, Đổi mới cơ chế tài
chính đối với các cơ sở giáo dục ĐHCL gắn với nâng cao chất lượng đào
tạo, thực hiện mục tiêu công bằng và hiệu quả, Bộ Tài chính;
2. Huỳnh Thành Đạt và cộng sự, 2010, Cơ chế hoạt động và các mối quan
hệ trong nội bộ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đề tài Nghiên cứu cấp
Đại học Quốc gia;
3. Lê Văn Hảo, 2008, Mô hình phát triển tài chính đại học, trường Đại học
Nha Trang. Kết luận số 37/TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị về
Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy
mạnh xã hội hóa một số loại hình sự dịch vụ sự nghiệp công”;
4. Kết luận số 37/TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới
cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa
một số loại hình sự dịch vụ sự nghiệp công”;
5. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/2/2015,
Quy định cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập;
6. Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/10/2014, Thí
điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục ĐHCL giai đoạn
2014 – 2017.
vụ, đổi mới nội dung bài giảng, phương pháp sư
phạm... Đây cũng là một trong những nguyên nhân
chính ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Một số đề xuất và kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tài
chính của các trường ĐHCL, nâng cao chất lượng
đào tạo, cần thiết phải triển khai một số nội dung
sau:
Thứ nhất,
các bộ, ngành cần sớm ban hành các
văn bản hướng dẫn, các tiêu chí đánh giá mức độ
và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị
được giao tự chủ nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ
chế, chính sách. Đồng thời, tăng cường kiểm tra,
rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các tiêu
chuẩn, định mức và mở rộng lĩnh vực giao quyền
tự chủ cho các đơn vị; Sửa đổi chế độ khấu hao tài
sản cố định; Sửa đổi chính sách phí, lệ phí cho phù
hợp với điều kiện thực tế.
Nhà nước cũng cần đổi mới phương pháp phân
bổ kinh phí NSNN cho các cơ sở giáo dục đại học
theo kết quả đầu ra; giao ngân sách gắn với nhiệm
vụ và sản phẩm cuối cùng; giao ngân sách gắn với
các hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trong đào
tạo, định mức phân bổ chi phí đào tạo, có sự phân
biệt giữa cơ sở hoạt động có chất lượng hiệu quả
với cơ sở kém chất lượng, không hiệu quả, đồng
thời, thực hiện cơ chế đặt hàng đối với đào tạo đại
học. Tất cả các cơ sở giáo dục đại học đều được
tham gia vào quy trình tuyển chọn kinh phí đặt
hàng đào tạo từ NSNN...
Thứ hai,
trao nhiều quyền tự chủ về mức thu hơn
nữa cho các trường ĐHCL, trước hết là thu học phí,
lệ phí. Các cơ sở giáo dục ĐHCL được phép tính
đủ chi phí tiền lương và chi phí hoạt động thường
xuyên trong giá dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công
lập trên cơ sở khung giá do Nhà nước quy định, chi
phí khấu hao tài sản cố định trong học phí của cơ
sở giáo dục ĐHCL, đảm bảo nguyên tắc lấy thu đủ
bù đắp chi phí đào tạo trong học phí.
Bên cạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm tài chính cho các trường đại học cần quan
tâm đến công tác quản lý nhà nước, nhất là công
tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu tính công khai, minh
bạch, trách nhiệm giải trình của các trường đại học
nhằm đảm bảo các trường đại học hoạt động theo
đúng luật pháp. Các trường cũng cần tiếp tục đổi
mới toàn diện: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ
mang tính chi tiết, đảm bảo tính công khai, dân chủ
và công bằng; Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá
kết quả hoạt động của từng người lao động.
Trong đó, chú trọng giải pháp chi trả thu nhập
1...,43,44,45,46,47,48,49,50,51,52 54,55,56,57,58,59,60,61,62,63,...66
Powered by FlippingBook