TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 56

58
TÀI CHÍNH GIÁO DỤC
Thực trạng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành
tại các trường đại học
Năm 2008, Chính phủ đã phê duyệt đề án “Dạy
và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân
giai đoạn 2008-2020” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên, thực tế đào tạo tiếng Anh chuyên ngành
trong thời gian qua vẫn còn hạn chế về nhiều mặt,
khiến cho nhiều cơ sở đào tạo chưa đạt được mục
tiêu như kỳ vọng, hiệu quả về mặt tài chính khi đầu
tư cho công tác này cũng chưa đạt được hiệu quả
thiết thực. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, trong bối hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, để đáp ứng được
mục tiêu đề ra tại Đề án và quan trọng hơn để sinh
viên thực sự có thể “hội nhập” vào dòng chảy việc
làm trong khu vực và trên thế giới thì còn rất nhiều
việc phải làm.
Tại Hội nghị quốc tế về Khảo thí ngoại ngữ New
Directions 2016 do Hội đồng Anh, Bộ Giáo dục và
Đào tạo cùng Ban quản lý Đề án ngoại ngữ quốc gia
2020 đồng tổ chức mới đây tại Hà Nội, Bộ Giáo dục
và Đào tạo khẳng định, khi năng lực ngoại ngữ được
đánh giá trên các tiêu chuẩn quốc tế, lao động Việt
Nam mới có thể cạnh tranh hơn trên thị trường lao
động, có nhiều cơ hội việc làm trong bối cảnh dịch
chuyển lao động tự do giữa các nước trong Cộng
đồng Kinh tế ASEAN. Tuy nhiên, hiện nay, chưa
thể đảm bảo chất lượng là một trong những nguyên
nhân khiến chứng chỉ ngoại ngữ do các đơn vị cấp
của Việt Nam chưa được thế giới công nhận. Đây
chính là một trong những rào cản lớn nhất trong
tiến trình hội nhập của Việt Nam.
Thực tế hiện nay, đa số sinh viên các trường đại
học kinh tế - thương mại sau khi ra trường, trình
độ ngoại ngữ vẫn còn yếu, trình độ giao tiếp không
đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng; năng
lực đọc, viết tiếng Anh cũng hạn chế, không đủ khả
năng cho việc thương thảo, thực hiện các hợp đồng
xuất nhập khẩu... Tại không ít trường đại học, sinh
viên học ngoại ngữ một cách đối phó mà chưa coi
ngoại ngữ là một niềm đam mê thực sự, dẫn tới thái
độ học ngoại ngữ như chưa đúng đắn. Trong khi
đó, mục tiêu đào tạo tiếng Anh chuyên ngành lại
chưa dựa trên việc tìm hiểu và phân tích nhu cầu
của sinh viên.
Về phía đội ngũ giảng viên, trình độ của các giảng
viên tiếng Anh chuyên ngành đứng lớp chưa đồng
đều, phương pháp giảng dạy lại không đồng nhất.
Đa số giáo viên chuyên ngành ít có cơ hội tham gia
các khoá bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn trong và
ngoài nước để nâng cao chuyên môn cũng như kiến
thức về chuyên ngành tiếng Anh Kinh tế Thương
mại. Còn có hiện tượng giáo viên đứng lớp giảng
dạy tiếng Anh chuyên ngành tiếng Anh nhưng lại
chưa từng được tập huấn về phương pháp giảng
dạy ngoại ngữ. Bên cạnh đó, các giảng viên cũng
chưa quan tâm đến công tác biên soạn giáo trình;
cấu trúc của các giáo trình hầu như giống nhau, đa
phần tập trung vào bài khóa, từ vựng chuyên ngành,
đọc hiểu và dịch thuật, làm giảm sự sáng tạo của
giáo viên và hoạt động học tích cực của sinh viên...
Hiện nay, phần lớn các tài liệu giảng dạy tiếng
Anh chuyên ngành được thiết kế nhằm phát triển
bốn kỹ năng cơ bản là nghe, nói, đọc, viết và khả
năng dịch tài liệu. Vẫn có quan niệm rằng, chỉ cần
bổ sung cho sinh viên càng nhiều từ vựng chuyên
ngành càng tốt để hỗ trợ kiến thức chuyên môn.
Nhiều giáo trình giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành
do giảng viên tự biên soạn, mất cân đối về phát triển
THỰC TRẠNGĐÀOTẠOTIẾNG ANH CHUYÊNNGÀNH
TẠI CÁC TRƯỜNGĐẠI HỌC KINHTẾ - TÀI CHÍNH
PHAN TÚ LAN
- Đại học Thương mại
Trong bối cảnh đất nước đang tích cực hội nhập với khu vực và thế giới trênmọi phương diện như tài chính,
thươngmại, văn hoá…yêu cầu và nhu cầu về ngoại ngữ đối với sinh viên–những chủ nhân tương lai của đất
nước ngày càng cao và đa dạng. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần thiết phải nâng cao chất lượng việc giảng dạy
và học tập tiếng Anh chuyên ngành tại các trường đại học và cao đẳng lĩnh vực kinh tế - tài chính trên cả nước.
Theo đó, các trường đại học kinh tế - tài chính cần bổ sung những chương trình và phương thức đào tạo bài bản
để sinh viên ra trường có thể sử dụng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của thời cuộc.
Từ khoá: Tiếng Anh, kinh tế, tài chính, đào tạo, chuyên ngành, đại học
1...,46,47,48,49,50,51,52,53,54,55 57,58,59,60,61,62,63,64,65,...66
Powered by FlippingBook