TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 6

8
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Nỗ lực điều hành ngân sách năm 2016
Ngày 20/10/2016, thừa uỷ quyền của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng,
đã trình bày Báo cáo về kết quả thực hiện ngân
sách nhà nước (NSNN) năm 2016; dự toán NSNN
và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm
2017. Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2016, tổng
thu NSNN ước tăng so với dự toán 2,4% (24.500 tỷ
đồng), trong đó, thu nội địa ước tăng 5,6% dự toán,
thu từ dầu thô ước chỉ đạt 72,5% dự toán, thu từ
xuất, nhập khẩu hụt 2,9% dự toán.
Về chi NSNN năm 2016, Chính phủ ước thực
hiện chi NSNN bằng 101,9% dự toán, tăng 24.500
tỷ đồng. Về cân đối và bội chi NSNN, số ước bội chi
NSNN năm 2016 là 254.000 tỷ đồng, bằng số Quốc
hội quyết định. Với mức bội chi này, dư nợ công là
64,98% GDP; dư nợ Chính phủ ở mức 53,1% GDP;
dư nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 45,7% GDP.
Thẩm tra tình hình thực hiện NSNN năm 2016,
dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách
trung ương năm 2017, Ủy ban Tài chính - Ngân sách
đánh giá, ước thực hiện thu NSNN vượt dự toán
(2,4%) đã thể hiện nỗ lực điều hành của Chính phủ.
Tuy nhiên, qua các số liệu chi tiết và qua kết quả
giám sát tại một số địa phương cho thấy còn nhiều
khó khăn, thách thức cần vượt qua mới có thể đạt
mức dự ước. Vì vậy, Ủy ban Tài chính Ngân sách của
Quốc hội (TCNS) đề nghị Chính phủ cần tiếp tục, có
những giải pháp đồng bộ, tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc để hoàn thành dự toán thu một cách chắc chắn.
Về chi NSNN, Uỷ ban TCNS đánh giá cao sự nỗ
lực điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm
trong phạm vi dự toán được Quốc hội quyết định
của Chính phủ. Tuy nhiên, Ủy ban TCNS đề nghị
Chính phủ rà soát, báo cáo đầy đủ tình hình nợ công
để có những giải pháp điều hành, cân đối NSNN
chủ động và kịp thời. Trường hợp NSNN hụt thu,
đề nghị giảm nhiệm vụ chi tương ứng để giảm bội
chi, đảm bảo nợ công trong giới hạn cho phép.
Triệt để tiết kiệm trong phân bổ ngân sách
năm 2017
2017 là năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2017
- 2020, đồng thời cũng là năm đầu tiên thực hiện
Luật NSNN năm 2015 nên việc xây dựng dự toán
NSNN có ý nghĩa quan trọng. Trong bối cảnh kinh
tế còn nhiều khó khăn, Chính phủ xây dựng dự
toán tổng thu cân đối NSNN năm 2017 là 1.212.180
tỷ đồng, tăng 16,7% so với ước thực hiện năm
2016. Về bội chi NSNN, Chính phủ dự toán bội
chi NSNN năm 2017 (theo Luật NSNN năm 2015)
khoảng 3,5% GDP.
Để thực hiện dự toán NSNN năm 2017, Chính
phủ đã đề ra các nhóm giải pháp, trong đó nhấn
mạnh một số giải pháp cụ thể. Đó là: Chính phủ
sớm hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện
Luật NSNN năm 2015 làm cơ sở pháp lý cho việc
xây dựng dự toán NSNN năm 2017 cũng như cho
thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020; Tập trung
chỉ đạo quyết liệt trong công tác thu NSNN, tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán,
chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống thất
thu, trốn thuế, chống nợ đọng tiền thuế để tăng
thu NSNN.
Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành,
địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đẩy nhanh
thực hiện các dự án đầu tư XDCB, đẩy nhanh giải
ngân vốn đầu tư cho các dự án, công trình, quản
lý chặt chẽ vồn đầu tư XDCB; Tăng cường quản
lý chi NSNN, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí;
quản lý chặt chẽ việc mua sắm tài sản công; nghiên
cứu trình cấp có thẩm quyền thực hiện khoán xe
công đối với một số chức danh ở trung ương và địa
phương; Tăng cường kỷ luật ngân sách, xác định
rõ trách nhiệm của người đứng đầu; Quản lý chặt
chẽ, đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nợ công; Đẩy
mạnh cổ phần hóa, thoái vốn, đấu giá công khai tài
sản nhà nước.
CHỦĐỘNGQUẢN LÝ, ĐIỀUHÀNHNGÂN SÁCHNHÀNƯỚC
ThS. BÙI ĐỨC NAM
Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV, một trong những nội dung quan trọng được các đại biểu Quốc hội
quan tâm, cho ý kiến là kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2016; dự toán ngân sách nhà nước và
phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2017; kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016 – 2020.
Từ khóa: Tài chính, ngân sách, ngân sách nhà nước, kế hoạch tài chính
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...66
Powered by FlippingBook