TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 7

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
9
kinh tế ngày càng hội nhập sâu, dễ bị ảnh hưởng
từ bên ngoài, nên mức tăng trưởng có thể không
đạt dự kiến. Bên cạnh đó, là những rủi ro khi quá
trình tái cơ cấu không đạt tiến độ, mục tiêu cũng
ảnh hưởng đến thu NSNN và còn có thể phát sinh
các khoản chi chưa lường trước.
Đối với kế hoạch ngân sách, do tình hình kinh
tế thế giới chưa phục hồi, giá dầu thô giảm, nguồn
thu sắp tới sẽ phụ thuộc chủ yếu vào thu nội địa,
để đảm bảo nguồn thu ngân sách, Chính phủ đã
nêu ra 10 nhóm giải pháp lớn. Trong đó nhấn mạnh
một số giải pháp quan trọng như cải thiện môi
trường kinh doanh, đổi mới mô hình tăng trưởng,
tái cơ cấu ngân hàng thương mại, xử lý nợ xấu…
đẩy mạnh cải cách khu vực sự nghiệp công, tạo
điều kiện cơ cấu lại chi NSNN. Để thực hiện những
điều này, đòi hỏi cần có sự vào cuộc quyết liệt của
các bộ, ngành.
Thảo luận về Báo cáo Kế hoạch tài chính 5 năm,
nhiều đại biểu Quốc hội đã cơ bản tán thành với
nhiều nhóm giải pháp thực hiện Kế hoạch tài chính
5 năm Các đại biểu cũng cho rằng, trong 5 năm
qua, hệ thống pháp luật, chính sách về tài chính -
NSNN tiếp tục được hoàn thiện, nhờ đó vừa động
viên nguồn lực, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ
mô, lấy lại đà tăng trưởng kinh tế và giải quyết tốt
hơn các chính sách an sinh xã hội, củng cố quốc
phòng - an ninh, đối ngoại. Việc quản lý NSNN
có nhiều tiến bộ, từng bước cải cách thủ tục hành
chính, hiện đại hóa quản lý thuế, hải quan, kho bạc
nhà nước; Công tác quản lý tài sản công có nhiều
đổi mới.
Về thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia
giai đoạn 2016-2020, Ủy ban Tài chính ngân sách
của Quốc hội cho rằng, nhiệm vụ tài chính - ngân
sách sẽ chịu sự tác động không thuận lợi. Dự báo
kinh tế thế giới và khu vực giai đoạn 2016-2020 còn
nhiều khó khăn, việc Chính phủ xác định mức tăng
trưởng kinh tế bình quân 6,75%/năm là tích cực,
nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến
thu NSNN và các chỉ tiêu tính toán trên GDP, theo
đó nên có giải pháp tích cực, hữu hiệu để hoàn
thành chỉ tiêu đặt ra, đặc biệt là các chỉ tiêu về chất
lượng tăng trưởng bền vững; năng suất các yếu tố
tổng hợp (TFP).
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ, Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2016 và nhiệm vụ năm
2017 (Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV);
2. Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;
3. Một số website: quochoi.vn; mof.gov.vn; chinhphu.vn;
thoibaotaichinhvietnam.vn.
Các kịch bản thu, chi ngân sách
phù hợp giai đoạn 2016-2020
Cùng ngày 20/10/2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính
Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng
Chính phủ đã trình bày Báo cáo kế hoạch tài chính
5 năm giai đoạn 2016 – 2020. Theo Bộ trưởng Bộ Tài
chính, trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội Đảng XII,
mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn
tới khoảng 6,75%, quy mô GDP theo giá thực tế
khoảng 28.620.000 tỷ đồng. Với mục tiêu này, tổng
thu ngân sách cả giai đoạn ước khoảng 6.864.000 tỷ
đồng, bằng 1,65 lần giai đoạn 2011 – 2015. Bội chi
bình quân là 3,9% GDP. Nợ công giai đoạn 2017 –
2020 ước sát ngưỡng 65% GDP, trong đó năm 2017
khoảng 64,8% GDP và giảm dần còn khoảng 63,1%
vào năm 2020.
Về chi, tổng chi cả giai đoạn khoảng 8.025.000 tỷ
đồng. Trong đó, dự kiến bố trí chi đầu tư phát triển
khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm 25 – 26% chi NSNN,
bao gồm tất cả các nguồn. Việc bố trí nguồn chi đầu
tư từ nguồn vốn NSNN chỉ là định hướng trong kế
hoạch tài chính 5 năm. Mức chi thực tế phụ thuộc
vào tình hình phát triển kinh tế, khả năng thu ngân
sách, tiến độ bán vốn doanh nghiệp nhà nước.
Hằng năm, căn cứ tình hình thực tế, Chính phủ
sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định mức chi.
Chi thường xuyên, gồm chi cải cách tiền lương là
5.156.000 tỷ đồng, trong đó bố trí nguồn để tăng
lương, nâng mức lương cơ sở, trợ cấp cho người có
công khoảng 7 – 8% mỗi năm.
Kế hoạch tài chính 5 năm cũng nêu ra các
mục tiêu như bội chi NSNN đến năm 2020 dưới
4%. Huy động NSNN so với GDP vượt mục tiêu
đề ra. Đảm bảo nhiệm vụ trọng tâm là cơ cấu lại
NSNN, trong đó tổng số thu từ thuế, phí cao hơn
chi thường xuyên, bội chi NSNN chỉ dùng cho đầu
tư phát triển. Cơ cấu thu nội địa tăng từ 67,8% tổng
thu NSNN giai đoạn trước lên 87 - 88% vào cuối
giai đoạn.
Cơ cấu chi dịch chuyển theo hướng tăng chi đầu
tư phát triển từ mức 20% lên 25 – 26% chi ngân
sách. Bố trí nguồn đề điều chỉnh tăng lương, trợ
cấp khoảng 7 – 8%/năm. Tuy nhiên, cũng như chi
đầu tư phát triển, nguồn và mức chi điều chỉnh
tiền lương chỉ là định hướng. Hằng năm, căn cứ
vào nguồn thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế, kết
quả tinh giản biên chế... Chính phủ sẽ trình Quốc
hội mức chi thực tế trong dự toán ngân sách hàng
năm, để hạn chế ảnh hưởng đến nợ công.
Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính
cũng nêu rõ những rủi ro về tài chính - ngân sách
có thể gặp phải trong giai đoạn tới như việc nền
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...66
Powered by FlippingBook