TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 8

10
Kết quả đạt được trong giai đoạn 2011-2015
Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính
cho biết, tính đến 31/12/2015, thị trường bảo hiểm Việt
Nam có 61 doanh nghiệp (DN) (trong đó, 29 DNBH
phi nhân thọ, 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước
ngoài; 17 DNBH nhân thọ, 02 DN tái bảo hiểm và 12
DN môi giới bảo hiểm). Trong giai đoạn 2011-2015,
tổng giá trị được bảo hiểm là 11,7 triệu tỷ đồng (trong
đó tổng giá trị kinh tế tài sản được bảo hiểm của khu
vực DN thuộc mọi thành phần kinh tế lên tới hơn 10
triệu tỷ đồng; tổng giá trị được bảo hiểm trong lĩnh
vực bảo hiểm nhân thọ là 1 triệu tỷ đồng, trong lĩnh
vực bảo hiểm y tế, sức khỏe là 700 nghìn tỷ đồng).
Hiện nay, gần 10 triệu người có bảo hiểm y tế,
sức khỏe; 12 triệu học sinh được bảo hiểm sức khỏe,
tai nạn; 18 triệu lượt khách được bảo hiểm hàng
không; trên 12 triệu lượt khách được bảo hiểm tai
nạn đường sắt; 1.620 triệu lượt khách được bảo
hiểm tai nạn hành khách vận chuyển đường bộ.
Với những kết quả nêu trên, thị trường bảo hiểm
đã hoàn thành các chỉ tiêu phát triển đặt ra tại Chiến
lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011-
2015. Cụ thể là:
- Về chỉ tiêu tổng doanh thu bảo hiểm: Đến hết
năm 2015, tổng doanh thu toàn thị trường ước đạt
84.506 tỷ đồng, đạt khoảng 2% GDP. Mức tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 16,8%/
năm. Trong đó, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng
bình quân 13,41%/năm; lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ
tăng trưởng bình quân 22,9%/năm.
- Về chỉ tiêu quy mô các quỹ dự phòng nghiệp
vụ bảo hiểm: Tính đến hết năm 2015, tổng dự phòng
nghiệp vụ nhằm sẵn sàng đáp ứng nghĩa vụ chi
trả bồi thường cho khách hàng của các DNBH đạt
119.540 tỷ đồng, tăng 2,16 lần so với năm 2010.
- Về chỉ tiêu tổng nguồn vốn huy động cho nền
kinh tế của các DNBH: Tính đến hết năm 2015, tổng
nguồn vốn đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH
đạt 160.466 tỷ đồng, tăng 2,02 lần so với năm 2010.
- Về chỉ tiêu đóng góp vào NSNN: Trong giai
đoạn 2011-2015, thị trường bảo hiểm đã đóng góp
vào NSNN 7.558 tỷ đồng, trong đó các DNBH nhân
thọ đóng góp 3.215 tỷ đồng, các DNBH phi nhân
thọ đóng góp 4.344 tỷ đồng. Con số đóng góp vào
NSNN năm 2015 tăng gấp 1,85 lần so với năm 2010.
- Về chỉ tiêu tuân thủ 50% các nguyên tắc quản
lý, giám sát bảo hiểm do Hiệp hội quốc tế các nhà
quản lý bảo hiểm ban hành: Hiện nay, theo báo cáo
tự đánh giá với Diễn đàn các nhà quản lý bảo hiểm
Đông NamÁ, Việt Nam đã tuân thủ hoàn toàn 13/26
các nguyên tắc quản lý, giám sát bảo hiểm theo
thông lệ quốc tế (đạt 50%).
Yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra thời gian tới
Mục tiêu chiến lược đến năm 2020 là thị trường
bảo hiểm Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng bình
quân đạt mức cao và ổn định, phấn đấu tổng doanh
thu thị trường đạt tỷ lệ 3-4% so với GDP. Để đạt
được các mục tiêu trên, cơ quan quản lý đề ra một
số giải pháp sau:
Thứ nhất,
hoàn thiện hệ thống pháp luật trong
lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm: Sửa Luật Kinh doanh
bảo hiểm số 24/2000/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Kinh doanh Bảo hiểm số
61/2010/QH12 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành
theo hướng điều chỉnh mở rộng và đồng bộ hơn.
Thứ hai,
nâng cao tính an toàn hệ thống, hiệu quả
hoạt động và năng lực cạnh tranh của các DNBH:
Giám sát, đôn đốc DNBH tự đánh giá, xếp loại
theo các tiêu chí quy định tại Thông tư 195/2014/
THỊ TRƯỜNGBẢOHIỂMVIỆT NAM
VÀ GIẢI PHÁP CÔNGNGHỆ THÔNGTIN
ThS. TRẦN MẠNH TIẾN
Hoàn thành các chỉ tiêu phát triển đặt ra tại Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011-
2015, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang tập trung thực hiệnmục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng bình
quân đạt mức cao và ổn định trong giai đoạnmới, phấn đấu tổng doanh thu thị trường đạt tỷ lệ 3 - 4% so
với GDP vào năm 2020. Để đạt được các mục tiêu này, việc xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin
cho toàn thị trường, đáp ứng nhu cầu quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm là rất cần thiết.
Từ khóa: Thị trường bảo hiểm, tài chính, công nghệ thông tin, kinh doanh
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...66
Powered by FlippingBook