5.1. So ky 2 thang 11 - page 12

14
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Kết quả tái cơ cấu
doanh nghiệp nhà nước từ 2011 đến nay
Trong giai đoạn 2011-2015, Nhà nước đã đẩy
mạnh thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới
doanh nghiệp (DN). Hàng loạt cơ chế chính sách
về quản lý tài chính DN và sắp xếp, cổ phần hóa
(CPH), thoái vốn nhà nước tại DN đã được ban
hành và được điều chỉnh, bổ sung để phù hợp
với thực tiễn hoạt động của DN và tình hình thị
trường. Trong giai đoạn 2011 - 2015 đã sắp xếp
được 588 DN, trong đó CPH được 508 DN và sắp
xếp theo các hình thức khác 80 DN. Tổng giá trị
thực tế của 508 DN thực hiện CPH là 760.774 tỷ
đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước
là 188.274 tỷ đồng; Tổng vốn điều lệ theo phương
án được phê duyệt là 197.217 tỷ đồng, trong đó
Nhà nước nắm giữ 128.031 tỷ đồng (bằng 65%);
Nhà đầu tư chiến lược nắm giữ 31.065 tỷ đồng
(bằng 15,8%); Người lao động nắm giữ 4.042 tỷ
đồng (bằng 2%); Tổ chức công đoàn nắm giữ
1.124 tỷ đồng (bằng 0,5%); và bán công khai là
32.931 tỷ đồng (bằng 16,7%).
Về thoái vốn ngoài ngành, trong giai đoạn
2011- 2015 đã thoái được 11.036 tỷ đồng, thu về
10.742 tỷ đồng (số thu về giảm so với sổ sách
do Tập đoàn Dầu khí thoái 800 tỷ đồng và Tổng
công ty Lương thực miền Nam thoái 1,3 tỷ đồng
với giá 0 đồng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà
nước). Trong giai đoạn này, Tổng công ty Đầu
tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã tiếp
nhận 57 DN, nâng tổng số DN SCIC tiếp nhận
từ khi thành lập đến nay lên gần 1.000 DN với
tổng giá trị vốn nhà nước hơn 8.722 tỷ đồng. Từ
2011 - 2015, SCIC đã thực hiện bán vốn tại 368
DN, tổng giá trị thu về đạt 6.998 tỷ đồng, gấp 2,4
lần giá trị đầu tư (2.940 tỷ đồng), thặng dư bán
vốn là 4.058 tỷ đồng.
Trong 10 tháng đầu năm 2016, công tác tái cơ
cấu DNNN tiếp tục được triển khai quyết liệt
và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Thời
gian qua, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà
nước, DNNN đã tích cực triển khai Đề án tái cơ
cấu theo tinh thần Quyết định số 929/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ. Các cơ chế, chính
sách về tái cơ cấu, sắp xếp, CPH DNNN đã được
ban hành, tạo thuận lợi cho các DN thực hiện. Số
lượng DN thực hiện CPH, sắp xếp đạt kế hoạch
theo đề án tái cơ cấu được duyệt. Việc thoái vốn
đầu tư ngoài ngành vào 05 lĩnh vực nhạy cảm
được triển khai quyết liệt. Quản trị DN tiếp tục
được đổi mới.
Theo Vụ Đổi mới DN (Văn phòng Chính phủ),
lũy kế 10 tháng đầu năm 2016 (tính đến 20/10/2016)
đã có 51 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt
phương án CPH, trong đó có 06 tổng công ty nhà
nước. Tổng giá trị thực tế của 51 DNNN đã được
phê duyệt phương án CPH là 32.032 tỷ đồng,
trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại
DN là 23.344 tỷ đồng. Theo phương án CPH được
cấp có thẩm quyền phê duyệt, vốn điều lệ của 51
đơn vị là 23.086 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm
giữ 11.133 tỷ đồng, bán cho nhà đầu tư chiến lược
7.473 tỷ đồng, bán cho người lao động 346,1 tỷ
đồng, tổ chức công đoàn 6,7 tỷ đồng, số lượng cổ
phần bán đấu giá công khai là 4.126 tỷ đồng.
TÁI CƠ CẤUDOANHNGHIỆPNHÀNƯỚC
VÀ LỘTRÌNHTHỜI GIANTỚI
TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LOAN
- Học viện Ngân hàng
Việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo hướng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng nâng
cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nước ta thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên,
tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm và kết quả đạt được chưa như kỳ vọng. Trước
tình hình đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020,
mục tiêu đặt ra là sẽ thực hiện thoái toàn bộ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc các ngành không
cần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn, thoái vốn nhà nước xuống mức sàn quy định đối với các ngành mà Nhà
nước sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư.
Từ khóa: Doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu, đầu tư, phá sản
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...90
Powered by FlippingBook