5.1. So ky 2 thang 11 - page 16

18
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
so với dự toán NSNN thì vốn đầu tư thực hiện từ
nguồn ngân sách trung ương tăng 105,6%, trong
khi vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách địa
phương chỉ chi ở mức 99,5% so với dự toán. So với
con số thực hiện năm 2014, vốn đầu tư từ ngân sách
trung ương năm 2015 là 42.986 tỷ đồng, tăng 4,5%;
vốn đầu tư từ ngân sách địa phương tăng 6,5%,
đạt mức 177.420 tỷ đồng. Trong khối các cơ quan
sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách trung ương thì
Bộ Giao thông Vận tải sử dụng 7.299 tỷ đồng; Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đứng thứ hai
với con số 3.008 tỷ đồng; Bộ Xây dựng là 1.761 tỷ
đồng… đây là các đơn vị sử dụng vốn đầu tư từ
ngân sách trung ương rất lớn. Tuy nhiên, xét về tốc
độ gia tăng vốn đầu tư từ ngân sách trung ương
năm 2015 so với năm 2014 thì Bộ Y tế đứng đầu với
63,5%; Bộ Giáo dục và đào tạo 25,1%.
Một số khuyến nghị về chính sách
Thứ nhất,
điều hành NSNN đảm bảo dự toán
được giao cũng như bám sát thực tế, cân đối với
nguồn thu hiện tại để có thể đảm bảo mức bội chi
ngân sách ở mức Quốc hội giao.
Thứ hai,
tiết kiệm chi thường xuyên thông qua
tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu lực và năng suất
lao động của khu vực công. Hiện nay, NSNN đang
phải chi trả lương cho 2,8 triệu cán bộ. Nếu như tính
cả người nghỉ hưu và các đối tượng hưởng lương từ
ngân sách con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm
8,3% dân số cả nước, trong khi tỷ lệ dân số hưởng
lương của các quốc gia phát triển chỉ ở mức 2-4%.
Như vậy, chi thường xuyên khó có thể cải thiện nếu
không giải quyết triệt để vấn đề con người và bộ
máy hành chính.
Thứ ba,
tiếp tục cấu trúc các khoản vay của Chính
phủ theo hướng: kéo dài thời gian trả nợ (phát hành
trái phiếu kỳ hạn dài); hoán đổi lãi suất cao thành
lãi suất thấp (vay mới trả cũ với lãi suất thấp hơn).
Quy mô nợ công không phải là vấn đề quá quan
trọng, điều quan trọng với nợ công là chất lượng
nợ công. Nợ công có thể bằng 100%, thậm chí 200%
GDP như: Nhật Bản, Hoa Kỳ nếu những đồng nợ
công ấy được đầu tư hiệu quả và mang lại thu nhập
đủ chi trả gốc và lãi.
Thứ tư,
hoàn thiện các quy chế, quy trình trong
hợp tác công tư như BOT, BT… nhằm kêu gọi nguồn
lực tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng thay thế
việc chi đầu tư phát triển của Chính phủ. Nhất quán
thực hiện luật đầu tư công trong việc sử dụng vốn
đầu tư từ NSNN cho đầu tư tại các bộ ban ngành và
địa phương.
Có thể thấy, việc điều hành và cân đối ngân sách
là một nhiệm vụ rất khó khăn đòi hỏi nỗ lực của cơ
quan quản lý NSNN từ Trung ương tới địa phương
nhằm đảm bảo những mục tiêu cân đối ngân sách
trong thời gian tới.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính, Báo cáo thường niên năm 2015;
2. Bộ Tài chính, Tình hình thực hiện một số khoản chi NSNN năm 2015 so với
dự toán 2015 và so với thực hiện 2014;
3. Tổng cục Thống kê, Diễn biến chi ngân sách nhà nước từ năm 2010
đến 2015.
HÌNH 3: CƠ CẤU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (TỶ ĐỒNG)
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2015- Bộ Tài chính
HÌNH 4: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỘT SỐ KHOẢN CHI NSNN NĂM
2015 SO VỚI DỰ TOÁN 2015 VÀ SO VỚI THỰC HIỆN 2014
(TỶ ĐỒNG)
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2015- Bộ Tài chính
HÌNH 5: DIỄN BIẾNVỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN TỪ NGUỒN NSNN (%)
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2015- Bộ Tài chính
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20,21,22,23,24,25,26,...90
Powered by FlippingBook