5.1. So ky 2 thang 11 - page 18

20
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang TPP), Australia
và New Zealand (chiếm khoảng 10% sản lượng
xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang TPP). Cà
phê cũng là một mặt hàng nhập khẩu ưa thích
của Hoa Kỳ, chiếm tỷ trọng khoảng 50% tổng kim
ngạch xuất khẩu cà phê sang TPP; tiếp đến là Nhật
Bản (25%) và Malaysia (10%)…
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu nông sản của Việt Nam
Về phía Nhà nước
Một là,
tăng cường tính thực thi nội dung cam
kết trong TPP liên quan đến xuất khẩu nông sản.
Việt Nam cần sớm nội luật hóa các nội dung của
TPP vào trong hệ thống pháp luật như: Luật Thuế
xuất nhập khẩu, Luật Hải quan, Luật Thương mại,
Luật Sở hữu trí tuệ và các luật, văn bản dưới luật
liên quan. Bên cạnh đó, cũng cần sớm xây dựng
các văn bản pháp lý, các quy định liên quan đến
việc áp dụng hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật (TBT)
và kiểm dịch vệ sinh dịch tễ (SPS) đối với hàng
nông sản để bảo vệ doanh nghiệp (DN) sản xuất
nông sản có khả năng cạnh tranh kém.
Hai là,
chú trọng chất lượng sản phẩm của
ngành Nông nghiệp xuất khẩu sang các nước TPP.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp
trong nước, Chính phủ nên đầu tư vào các dự án
nghiên cứu và phát triển cải tạo giống, khuyến
khích đưa vào thử nghiệm các loại giống tốt, để
sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao.
Đồng thời, tăng cường vai trò của Cục Xúc tiến
thương mại của Bộ Công Thương trong việc hỗ trợ
các DN tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường các
nước thành viên TPP. Bên cạnh đó, hỗ trợ các DN
nhận thức rõ các quy định về nhãn, mác, sở hữu
trí tuệ, TBT và SPS đối với từng thị trường của các
nước thành viên TPP.
Ba là,
thực thi các chính sách bảo hộ nhằm bảo
vệ sản xuất trong nước.
Trong hoàn cảnh cụ thể của TPP, Chính phủ có
thể áp dụng các biện pháp bảo hộ: (i) Bằng thuế
quan: Đây là biện pháp bảo hộ triệt để nhất, nhằm
ngăn chặn sự tràn vào ồ ạt của hàng nông sản nhập
khẩu, đồng thời đem lại một khoản thu không nhỏ
cho ngân sách nhà nước; (ii) Bằng lộ trình thuế
quan: Cần tận dụng triệt để cơ chế này cho những
mặt hàng nông sản xuất khẩu; (iii) Bằng hạn ngạch
thuế quan: Đây là biện pháp bảo hộ dễ được các
nước thành viên TPP chấp nhận ; (iv) Bằng các biện
pháp TBT, SPS: Mặc dù, được thừa nhận trong Tổ
chức Thương mại thế giới và được sử dụng phổ
biến ở các nước đối tác TPP như Mỹ, Australia,
New Zealand nhưng lại rất khó thực hiện trong
bối cảnh cụ thể của Việt Nam.
Bốn là,
nghiên cứu, chuyển giao khoa học công
nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu
cầu đặt ra của TPP.
Nhà nước cần đảm bảo ưu tiên vốn đầu tư
ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học
công nghệ, để có thể đưa các công nghệ mới, công
nghệ sạch ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nông
sản. Đồng thời, tiếp tục đổi mới chính sách phát
triển khoa học công nghệ, tăng cường xã hội hóa
nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ; đổi
mới chính sách đãi ngộ theo hướng khuyến khích
và phát huy tốt các nguồn lực khoa học công
nghệ, thu hút các thành phần kinh tế tham gia
nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Tăng
cường hợp tác với các nước trong khu vực và
thế giới để có thể thừa hưởng và tiếp thu những
biện pháp khoa học công nghệ tiên tiến trong sản
xuất, phòng chống dịch bệnh, bảo quản, chế biến
nông sản.
Chính phủ cũng cần nâng cao năng lực cán bộ
kỹ thuật, quản lý, thực hiện xã hội hóa đào tạo
nghề đảm bảo cho nông dân tiếp cận được các
công nghệ mới đưa vào áp dụng trong hoạt động
sản xuất.
Năm là,
tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ
nông dân.
Bên cạnh việc áp dụng hình thức trợ giá, thu
mua tạm trữ nông sản, Nhà nước cần có thêm
các chính sách hỗ trợ cho nông dân để sản xuất
ra nông sản phục vụ cho tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu. Trước hết, cần có những biện pháp
tuyên truyền để người nông dân hiểu rộng hơn về
Hiệp định TPP và những tác động của hiệp định
này đến thị trường xuất khẩu nông sản thế giới.
Sáu là,
xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng
nông sản.
Trong số các giải pháp nâng cao khả năng cạnh
tranh của nông sản Việt Nam, cần xây dựng và
phát triển chuỗi sản xuất xuất khẩu, nhằm giảm
chi phí và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Cụ thể:
- Tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các cơ sở
chế biến và bảo quản nông sản tại các chợ đầu
mối nông sản bảo đảm tiêu chuẩn Hệ thống phân
tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn hay Tiêu
chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội
Bán lẻ Anh quốc thiết lập.
- Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản
phẩm. Hệ thống này cho biết nguồn gốc xuất xứ
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20,21,22,23,24,25,26,27,28,...90
Powered by FlippingBook