5.1. So ky 2 thang 11 - page 22

24
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
cứu này đo lường tính thông tin của giá cổ phiếu
bằng lượng thông tin về thu nhập tương lai chứa
đựng trong giá cổ phiếu. Khả năng của lợi tức cổ
phiếu hiện tại có thể phản ánh lợi nhuận tương
lai là một đại lượng đo lường tính thông tin của
giá cổ phiếu.
Tuy nhiên, cần chú ý rằng, các nghiên cứu thực
nghiệm cũng bị ảnh hưởng bởi tính kịp thời và
khả năng dự đoán của lợi nhuận, các yếu tố này
cần được kiểm soát khi thực hiện nghiên cứu.
Nghiên cứu của Collins và cộng sự (1994) sử dụng
mô hình hồi quy lợi tức cổ phiếu hàng năm hiện
tại rt theo lợi nhuận hiện tại và tương lai:
rt = a + b
0
ΔE
t
+ Σ
τ
b
τ
ΔE
t+τ
+ Σ
τ
c
τ
r
t+τ
+ u
t
Trong đó: r
t
, là tổng lợi tức cổ phiếu hàng năm;
ΔE
t
là sự thay đổi của lợi nhuận; ΔE
t+τ
là sự thay
đổi lãi cơ bản trên cổ phiếu τ kì trước; lợi tức cổ
phiếu tương lai r
t+τ
là biến kiểm soát, phương trình
trên bao gồm sự thay đổi lợi nhuận và lợi tức của
3 năm tương lai.
Đo lường phản hồi lợi nhuận tương lai đầu
tiên là hệ số phản hồi lợi nhuận tương lai (FERC),
được xác định như sau:
FERC = Σ
τ
b
τ
Đo lường phản hồi lợi nhuận tương lai thứ hai
là năng lực giải thích sự gia tăng của thu nhập
tương lai (FINC), được xác định như sau:
FINC = R
2
r
t
= a + b
0
ΔE
t
+ Σ
τ
b
τ
ΔE
t+τ
+ Σ
τ
c
τ
r
t+τ
+ u
t
- R
2
a + b
0
ΔE
t
+u
t
Các biến FERC và FINC đo lường tính thông
tin cho biết khả năng dự đoán của giá cổ phiếu
hiện tại về lợi nhuận tương lai. Các biến này có
giá trị cao hơn cho biết nhiều thông tin hơn về
lợi nhuận tương lai được chứa đựng trong giá cổ
phiếu. Nghiên cứu của Durnev và cộng sự (2004)
đã sử dụng các biến này để đo lường tính thông
tin của giá cổ phiếu.
Kết luận và hướng nghiên cứu trong tương lai
Trên cơ sở các nghiên cứu lý thuyết và minh
chứng thực nghiệm trên thế giới về tính thông tin
của giá cổ phiếu, bài viết đã tổng hợp được các
cách tiếp cận trong đo lường tính thông tin của
giá cổ phiếu. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để
lựa chọn đại lượng phù hợp cho nghiên cứu thực
nghiệm về vấn đề này tại Việt Nam.
Việc sử dụng đại lượng nào để đo lường trong
nghiên cứu phụ thuộc vào tính ưu việt so với đại
lượng đo lường khác, khả năng thu thập dữ liệu
và bối cảnh nghiên cứu cụ thể.
Việc đo lường và đánh giá tính thông tin của
giá cổ phiếu cũng có ý nghĩa quan trọng cho các
doanh nghiệp trong vấn đề quản trị công ty, các
cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động của thị
trường chứng khoán trong việc gia tăng hiệu quả
của thị trường và nhà đầu tư trong việc phân tích
đầu tư.
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về tính
thông tin của giá cổ phiếu chủ yếu được thực hiện
ở các nước có thị trường tài chính phát triển, chưa
có nhiều nghiên cứu đặt trong bối cảnh của các
quốc gia thị trường chuyển đổi. Do đó, nghiên
cứu trong tương lai cần chú trọng đến việc đánh
giá mức độ tính thông tin của giá cổ phiếu tại Việt
Nam để làm rõ vấn đề này tại một nước đang phát
triển - nơi có ít quy định liên quan đến việc công
bố thông tin, tính minh bạch của thông tin và công
bố thông tin tự nguyện ở mức độ thấp nên khó
khăn trong việc thu thập thông tin đáng tin cậy
về DN.
Bên cạnh đó, các bằng chứng cho thấy, vẫn còn
nhiều quan điểm trái ngược liên quan đến việc
sử dụng R
2
từ mô hình thị trường để đo lường
tính thông tin của giá cổ phiếu. Như vậy, cần có
thêm các nghiên cứu nhằm hài hòa các quan điểm
không thống nhất này để cung cấp cơ sở lý thuyết
một cách đầy đủ và toàn diện về cách tiếp cận đo
lường tính thông tin của giá cổ phiếu.
Tài liệu tham khảo:
1. Brockman, P., Yan, X.S. (2009), Block ownership and firm specific
information, Journal of Banking and Finance, 33, 308-316;
2. Collin D.W., S.P. Kothari, J.Shanken& R.Sloan, (1994), Lack of timeliness
and noise as explanation for the low contemporaneous return earnings
association, Journal of Accounting and Economics, 18, 289-324;
3. Durnev A., Morck R. &YeungB. (2004),Value-enhancing capital
budgeting and firm-specific stock return variation, Journal of Finance,
59(1), 65-105;
4. Easley, D., Kiefer, N.M. & O’Hara, M. (1997), One day in the life of a very
common stock, Review of Financial Studies, 10, 805-835;
5. Hutton, A., Marcus, A., & Tehranian, H. (2009), Opaque financial
reports, R-square, and crash risk, Journal of Financial Economics, 94,
67–86;
6. Jin, L. & Myers, S., (2006), R2around the world: new theory and new
tests,Journal of Finance, 79, 257–292.
Tính thông tin của giá cổ phiếu còn được đo
lường thông qua sự đồng biến động của giá cổ
phiếu. Khi giá cổ phiếu ít (hoặc không) phản
ánh các thông tin liên quan đến giá trị công ty,
giá cổ phiếu sẽ có xu hướng đồng biến động
với nhau và tạo nên xu hướng đồng biến động
chung của thị trường.
1...,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21 23,24,25,26,27,28,29,30,31,32,...90
Powered by FlippingBook