5.1. So ky 2 thang 11 - page 23

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
25
Tình hình hoạt động của SCIC
SCIC được thành lập theo Quyết định 151/2005/
QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính
phủ. Đến nay, sau hơn 10 năm đi vào hoạt động,
SCIC đã từng bước đổi mới cơ chế quản lý đối với
doanh nghiệp nhà nước (DNNN), theo đó phương
thức quản lý vốn nhà nước tại các DN từng bước
được chuyển từ quản lý hành chính sang quan hệ
đầu tư, góp vốn, qua đó nâng cao quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của DN, đồng thời nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn nhà nước. Tình hình hoạt
động của SCIC thời gian qua được thể hiện ở các
mặt sau:
Thứ nhất,
về tiếp nhận quyền đại diện chủ sở
hữu vốn nhà nước, thực hiện vai trò cổ đông nhà
nước tại các DN: Từ khi thành lập đến nay, SCIC
đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà
nước tại 992 DN với tổng giá trị vốn nhà nước là
hơn 8.421 tỷ đồng. Trong đó có 7 Tổng công ty đã
cổ phần hóa như: Tổng công ty Xuất nhập khẩu
và xây dựng Việt Nam, Tổng công ty Đường sông
Miền Nam, Tổng công ty Cơ điện Xây dựng, Tổng
công ty Thăng Long…
Thứ hai,
về thoái vốn nhà nước tại DN: Từ khi
thành lập đến ngày 30/4/2016, SCIC đã bán vốn
tại 891 DN (trong đó, bán hết vốn nhà nước tại
812 DN, bán bớt vốn nhà nước tại 79 DN) và bán
quyền mua cổ phần tại 19 DN, với doanh thu bán
vốn đạt 13.673 tỷ đồng, giá vốn 3.925 tỷ đồng,
thặng dư bán vốn hơn 8.178 tỷ đồng, đạt tỷ lệ gần
2,5 lần.
Thứ ba,
về hoạt động đầu tư: Tổng vốn đầu tư
SCIC đã giải ngân từ khi thành lập đến thời điểm
hiện nay là trên 24.336 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư
thành lập DN, DN dự án là 844 tỷ đồng; đầu tư cổ
phiếu: 4.459 tỷ đồng; đầu tư trái phiếu là 6.250 tỷ
đồng; đầu tư mua cổ phiếu của các DN có trong
danh mục quản lý của SCIC là 10.224 tỷ đồng; đầu
tư theo chỉ định là 2.519 tỷ đồng.
Triển khai thực hiện Nghị quyết 15/NQ-CP
ngày 06/3/2014 của Chính phủ về một số giải pháp
đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN
và Quyết định 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014
của Thủ tướng Chính phủ về một số nội dung
về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch,
niêm yết trên thị trường chứng khoán của DNNN,
SCIC đã làm việc với một số tập đoàn, tổng công
ty để phối hợp mua lại các khoản đầu tư ngoài
ngành, tuy nhiên, SCIC không tham gia mua lại
các khoản đầu tư này do không phù hợp với tiêu
chí đầu tư và lĩnh vực nắm giữ dài hạn của SCIC.
Thứ tư,
về công tác thực hiện quyền đại diện
chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN: SCIC thực hiện
quyền đại diện chủ sở hữu quản lý vốn nhà nước
tại các DN thông qua việc thực hiện quyền của cổ
đông, thành viên góp vốn được quy định tại Luật
DN. Để thực hiện chức năng quản lý và đầu tư
vốn nhà nước, sau khi tiếp nhận quyền đại diện
chủ sở hữu vốn từ các bộ, ngành, địa phương,
SCIC có trách nhiệm thực hiện các quy định về
phân tích, đánh giá và xây dựng kế hoạch tái cơ
cấu vốn nhà nước tại DN.
Từ khi thành lập đến nay, SCIC đã tiếp nhận 30
Công ty TNHH một thành viên với giá trị sổ sách
phần vốn nhà nước là hơn 324 tỷ đồng. Sau khi
tiếp nhận, SCIC đẩy mạnh triển khai và đã hoàn
thành sắp xếp, cổ phần hóa và bán 27 DN.
Thứ năm,
về công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ sắp
xếp và phát triển DN: SCIC đã thực hiện có hiệu
HOẠT ĐỘNGĐẦUTƯ, KINHDOANH
VỐNNHÀNƯỚC TẠI SCIC VÀMỘT SỐYÊU CẦUĐẶT RA
ThS. TRẦN XUÂN TÚ
Qua hơn 10 năm hoạt động, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã đạt được một số
kết quả bước đầu trong quá trình đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức mạnh của doanh
nghiệp nhà nước. SCIC đã chuyển đổi từ cơ chế cấp vốn cho doanh nghiệp sang cơ chế đầu tư vốn; từng
bước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước tại doanh nghiệp, qua đó, góp phần quản lý vốn,
tài sản nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Từ khóa: SCIC, doanh nghiệp nhà nước, tài sản, quản lý vốn
1...,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22 24,25,26,27,28,29,30,31,32,33,...90
Powered by FlippingBook