5.1. So ky 2 thang 11 - page 24

26
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
quả công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát
triển DN theo Quyết định 113/2008/QĐ-TTg ngày
18/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành
lập và ban hành Quy chế quản lý và sử dụng
Quỹ Hỗ trợ sắp xếp DN Trung ương, Quyết định
21/2012/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và
sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN,
đôn đốc thu Quỹ và thực hiện chi theo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính.
Hoạt động của SCIC tiếp tục khẳng định đây
là một chủ trương đúng đắn của Đảng trong quá
trình đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu
quả và sức cạnh tranh của DNNN. Kết luận số
78-KL/TW ngày 26/7/2010 của Bộ Chính trị nêu rõ:
“SCIC đã được thành lập, đi vào hoạt động, đạt
được một số kết quả ban đầu, tạo sự chuyển đổi
từ cơ chế cấp vốn cho DN sang cơ chế đầu tư vốn;
từng bước thực hiện một phần quyền đại diện chủ
sở hữu của Nhà nước; góp phần tăng cường năng
lực quản trị, hiệu quả hoạt động của DN và góp
phần thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và tái cấu
trúc DNNN theo hướng tập trung hơn vào những
ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế... Trong
thời gian tới, cần tập trung củng cố hoạt động của
SCIC để làm tốt chức năng đầu tư, kinh doanh
vốn nhà nước tại các DN; thực sự là công cụ, một
kênh truyền vốn để Nhà nước chủ động trong việc
thúc đẩy quá trình tái cấu trúc DN và đầu tư theo
hướng tập trung hơn vào các ngành, lĩnh vực thật
sự then chốt, trọng yếu của nền kinh tế; đồng thời
góp phần quản lý vốn và tài sản nhà nước và nâng
cao hiệu quả hoạt động của các DN”.
Quá trình hơn 10 năm đi vào hoạt động của
SCIC cho thấy những kết quả tích cực:
- Đã hình thành một tổ chức kinh tế hoạt động
theo mô hình Tổng công ty trực thuộc Chính phủ
để triển khai chủ trương quan trọng của Đảng
về đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước
chuyển từ cơ chế hành chính sang phương thức
đầu tư, kinh doanh vốn tiên tiến, góp phần đẩy
nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu, nâng
cao hiệu quả của DNNN.
- Mô hình hoạt động của SCIC dần được hoàn
thiện qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật và các quy chế nội bộ của SCIC. Bộ máy hoạt
động của SCIC có trên 250 cán bộ chuyên môn
cao; các phòng, ban chức năng được chuyên môn
hóa cao; các Chi nhánh khu vực ở miền Nam,
miền Trung giúp cho việc quản trị các DN tại các
địa phương.
- Xây dựng được mối quan hệ với nhiều tổ
chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới,
Công ty Tài chính Quốc tế, Tập đoàn Temasek của
Singapore, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, các
Quỹ Đầu tư Chính phủ các nước, các ngân hàng,
công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, qua đó
tăng cường các cơ hội học tập kinh nghiệm quản
trị tài chính...
Những yêu cầu đặt ra
Bên cạnh những mặt đã đạt được ở trên, trong
quá trình hình thành và phát triển 10 năm qua,
SCIC cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách
thức như:
Một là,
việc tiếp nhận quyền đại diện chủ sở
hữu vốn nhà nước tại DN còn chậm, quy mô hạn
chế do nhiều bộ, ngành, địa phương chưa chấp
hành quy định bàn giao quyền đại diện chủ sở
hữu vốn DN về SCIC quản lý theo chỉ đạo của
Chính phủ.
Hai là,
việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở
hữu vốn nhà nước thông qua ủy quyền người đại
diện còn một số khó khăn như: địa vị pháp lý,
trách nhiệm, quyền lợi của người đại diện.
Ba là,
về quản trị DN thông qua vai trò cổ đông
còn gặp nhiều vướng mắc do các tồn tại phát sinh
tại thời điểm cổ phần hóa, trước khi bàn giao về
SCIC chưa giải quyết dứt điểm; Các DN hoạt
động trong nhiều lĩnh vực khác nhau (đa ngành)
nên đòi hỏi kiến thức tổng hợp, chuyên sâu của
các cán bộ quản lý DN...
Bốn là,
về công tác đầu tư: Một số quy định về
trình tự, thủ tục đầu tư còn nhiều vướng mắc làm
kéo dài quá trình triển khai các dự án.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa IX
về “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh
nghiệp nhà nước”;
2. Công văn số 1787/TTg-ĐMDN về 19 DN thuộc diện đầu tư, nắm giữ lâu
dài trong Đề án chiến lược của SCIC;
4. Thoái vốn Nhà nước tại DN: Thực tiễn tại Tổng công ty đầu tư và kinh
doanh vốn nhà nước, Tạp chí Tài chính số kỳ 1 – tháng 10/2016.
Tổng vốn đầu tư SCIC đã giải ngân từ khi thành
lập đến nay là trên 24.336 tỷ đồng. Trong đó,
đầu tư thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp
dự án là 844 tỷ đồng; đầu tư cổ phiếu 4.459 tỷ
đồng; đầu tư trái phiếu 6.250 tỷ đồng; đầu tư
mua cổ phiếu của các doanh nghiệp có trong
danh mục quản lý của SCIC 10.224 tỷ đồng;
đầu tư theo chỉ định: 2.519 tỷ đồng.
1...,14,15,16,17,18,19,20,21,22,23 25,26,27,28,29,30,31,32,33,34,...90
Powered by FlippingBook