5.1. So ky 2 thang 11 - page 25

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
27
Tình hình xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam
sang Trung Quốc giai đoạn 2006-2016
Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu tiềm
năng của Việt Nam. Hai nước đều là thành viên
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hiệp
định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc
(ACFTA) nên quan hệ thương mại giữa hai nước
ngày càng phát triển. Đặc biệt, tính chất quan hệ
thương mại giữa hai nước tiếp tục thay đổi theo
hướng giảm tỷ trọng thương mại tiểu ngạch và tăng
cường thương mại chính ngạch.
Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản
của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Nông sản là mặt hàng đóng góp giá trị lớn nhất
vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc. Tỷ trọng hàng nông
sản trong tổng giá trị hàng xuất khẩu có xu hướng
ngày càng tăng. Năm 2006, nếu hàng nông sản chỉ
chiếm 20% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu
sang Trung Quốc thì đến năm 2015 con số này đã
tăng lên khoảng 30%. Ước tính chung trong khoảng
10 năm (từ năm 2006 đến năm 2015) tổng kim ngạch
xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc
đạt trên 38 tỷ USD, tăng trưởng bình quân cả giai
đoạn đạt gần 40%. Nguyên nhân là do chương trình
cắt giảm thuế quan xuống còn 0% của ACFTA đã
bắt đầu có hiệu lực từ năm 2006.
Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu
của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Tại thị trường Trung Quốc, các mặt hàng nông
sản của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu đầu vào
cho sản xuất công nghiệp của nước này. Cao su
thiên nhiên là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc. Hạt điều là mặt
hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao và ổn
định trong nhóm hàng nông sản. Xuất khẩu gạo
vào Trung Quốc có xu hướng tăng nhưng hiện
tại kim ngạch vẫn còn thấp nên không gian cho
xuất khẩu gạo còn lớn. Sắn cũng là mặt hàng có
kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến trong những
năm trở lại đây.
Cơ cấu thị trường tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam
Trong quan hệ xuất khẩu với Trung Quốc, hàng
hóa Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các tỉnh thuộc
miền Tây Nam, Nam Trung Quốc như Quảng Tây,
Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam, Trùng Khánh,
Quý Châu, Tứ Xuyên… từ đó hàng hóa đi sâu vào
lục địa của Trung Quốc. Hai tỉnh Quảng Tây, Vân
Nam có đường chung biên giới với Việt Nam, đây
là cửa ngõ giao thông quan trọng cho việc buôn
bán giao thương giữa hai nước Việt Nam- Trung
Quốc nói riêng và của Trung Quốc với ASEAN nói
chung. Vì thế, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang hai tỉnh này chiếm 20% tổng kim ngạch mậu
dịch của hai nước. Ở các thị trường khác, nhất là
Bắc Kinh, Thượng Hải… các loại nông sản của Việt
Nam vẫn chưa thâm nhập hiệu quả.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng nông sản
của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2015
Theo số liệu của Vụ châu Á – Thái Bình Dương,
Bộ Công Thương Việt Nam: Khoảng 79% hàng hóa
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
THỰCTRẠNGVÀGIẢI PHÁP
XUẤTKHẨUHÀNGNÔNGSẢNVIỆTNAMSANGTRUNGQUỐC
NCS. ĐỖ THU HẰNG
Xuất khẩu nông sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 15% tổng kim
ngạch xuất khẩu. Trong đó, Trung Quốc luôn là thị trường lớn và quan trọng nhất của xuất khẩu nông sản
Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này thời gian qua vẫn tồn tại nhiều khó khăn, hiệu quả xuất khẩu chưa
tương xứng với tiềm năng và lợi thế của nền sản xuất nông nghiệp nước ta. Từ tổng quan về thị trường
nông sản Trung Quốc, bài viết phân tích thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang thị
trường này.
Từ khóa: Kinh tế, xuất khẩu, thị trường, nông sản, doanh nghiệp
1...,15,16,17,18,19,20,21,22,23,24 26,27,28,29,30,31,32,33,34,35,...90
Powered by FlippingBook