5.1. So ky 2 thang 11 - page 26

28
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
được tiêu dùng bởi nhóm người có thu nhập thấp,
20% được tiêu dùng với nhóm có thu nhập trung
bình, còn lại 1% (những mặt hàng cao cấp) được
tiêu thụ bởi nhóm người có thu nhập cao. Như
vậy, mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp
Việt Nam mới chỉ cạnh tranh được trên thị trường
cấp trung và cấp thấp, còn ở thị trường cấp cao
thì chưa thể cạnh tranh được với hàng hóa của
Trung Quốc nói riêng và các nước trên thế giới
nói chung.
Tỉnh Vân Nam nói riêng và khu vực Tây Nam
– Trung Quốc nói chung là thị trường nhiều tiềm
năng đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt
Nam. Thị trường này dễ tính hơn thị trường châu
Âu, yêu cầu tiêu dùng chất lượng hàng hóa trung
bình, có nhu cầu tiêu thụ lớn các loại thủy sản, đặc
biệt Vân Nam rất ưa chuộng các sản phẩm ăn liền,
đóng túi nhỏ và làm sẵn để dễ chế biến.
Tỉnh Quảng Tây đóng vai trò quan trọng trong
hợp tác phát triển Hai hành lang Một vành đai kinh
tế Việt – Trung. Gần 1 thập kỷ nay, Việt Nam luôn
là bạn hàng lớn nhất của Quảng Tây trong số các
nước ASEAN. Mặt hàng nhập khẩu chính của khu
vực thị trường này đối với hàng hóa của Việt Nam
chủ yếu là rau tươi, hoa quả; thủy hải sản tươi sống
và cao su.
Tỉnh Quảng Đông có nhu cầu lớn đối với khoáng
sản, nguyên liệu và tài nguyên của Việt Nam. Các
sản phẩm Việt Nam xuất sang Quảng Đông gồm:
Khoáng sản, than cám, dầu thô, cao su thiên nhiên,
động cơ điện và máy phát điện, biến áp, chấn lưu,
mạch tích hợp và tổ hợp vi tính điện tử…
Hình thức xuất khẩu hàng nông sản
của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Giao thương Việt Nam – Trung Quốc tồn tại ba
loại hình chủ yếu, đó là chính ngạch, tiểu ngạch và
buôn bán dân gian. Trong quá trình hợp tác, thương
mại chính ngạch ngày càng phù hợp với tình hình
chung. Hai nước đã ký kết với nhau một số văn bản
hợp tác, điển hình như năm 1996 hai nước đã ký
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tạo nền tảng cho
hợp tác thương mại giữa hai bên phát triển nhanh
chóng và đa dạng.
Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO và tham gia
khu vực mậu dịch tự do ASEAN, chính sách biên
mậu đã thay đổi để phù hợp với các quy định quốc
tế. Theo đó, thương mại giữa hai nước theo con
đường biên mậu có xu hướng giảm, chỉ còn chiếm
khoảng 20% kim ngạch song phương.
Ưu đãi về biên mậu mất đi không đáng lo bằng
việc cơ chế quản lý của Trung Quốc đã thay đổi
theo thông lệ quốc tế, trong khi các doanh nghiệp
của ta vẫn loay hoay với nếp kinh doanh cũ, tiến
hành các giao dịch nhỏ lẻ thiếu an toàn với các đối
tác Trung Quốc để gánh chịu những rủi ro, thua
thiệt về mình mỗi khi thị trường có biến động.
Giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu nông sản sang Trung Quốc
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Thứ nhất, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác toàn
diện giữa Việt Nam và Trung Quốc làm tiền đề cho hoạt
động trao đổi thương mại giữa hai nước
Quan hệ Việt - Trung kể từ khi hai nước bình
thường hóa đã không ngừng phát triển và ngày
càng được củng cố toàn diện cả chiều rộng lẫn
chiều sâu trên nhiều mặt: Chính trị, kinh tế, thương
mại, đầu tư, văn hóa, xã hội... Hai nước đã ký kết
hàng loạt hiệp định, nghị định thư và nhiều văn
kiện pháp lý trên mọi lĩnh vực tạo cơ sở thuận lợi
cho quan hệ hai nước phát triển. Trung Quốc đã
điều chỉnh các chính sách theo hướng coi trọng
quan hệ với Việt Nam, tạo môi trường kinh doanh
thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư,
hợp tác, buôn bán với Việt Nam và hướng xuống
các nước ASEAN.
Hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung trong
thời gian qua đã mang nội dung và phương thức
mới, thể hiện tinh thần hợp tác, bình đẳng cùng có
lợi và bước đầu tuân theo các quy luật của kinh tế
thị trường. Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác toàn
diện Việt - Trung vẫn còn có trở ngại, nhất là vấn
đề biển Đông, đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi hai
Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước phải rất
nỗ lực giải quyết trên tinh thần tôn trọng Công ước
quốc tế về biển để đưa quan hệ hai nước ổn định,
bền vững.
Thứ hai, xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng nông
sản sang thị trường Trung Quốc nhằm góp phần cải
thiện thâm hụt cán cân thương mại
Trong giai đoạn 2006 - 2016, kim ngạch trao đổi
thương mại giữa hai nước tăng trưởng với tốc độ
cao, Trung Quốc trở thành bạn hàng lớn, đứng thứ
nhất về nhập khẩu và thứ năm về xuất khẩu của Việt
Nam. Tuy nhiên, cán cân thương mại luôn nghiêng
về phía bất lợi cho Việt Nam. Việt Nam luôn ở
trong tình trạng nhập siêu, năm sau cao hơn năm
trước. Nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng xuất
khẩu thấp hơn so với tốc độ tăng của nhập khẩu.
Để góp phần giảm nhập siêu cần đẩy mạnh xuất
khẩu vào Trung Quốc theo những giải pháp trọng
tâm sau: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách để
1...,16,17,18,19,20,21,22,23,24,25 27,28,29,30,31,32,33,34,35,36,...90
Powered by FlippingBook