5.1. So ky 2 thang 11 - page 27

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
29
tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sản
xuất và xuất khẩu nông sản; Tăng cường đẩy mạnh
hoạt động xúc tiến thương mại giữa hai nước; Phối
hợp đẩy mạnh mậu dịch biên giới; Chính phủ nên
có những chính sách và giải pháp cụ thể để khuyến
khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu nông
sản vào thị trường Trung Quốc.
Thứ ba là, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho
các sản phẩm nông sản xuất khẩu, thành lập các cơ quan
chuyên môn có đủ tư cách và năng lực để kiểm tra, giám
sát chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Việt Nam cần nhanh chóng áp dụng bộ tiêu
chuẩn quốc gia cho các sản phẩm nông sản xuất
khẩu. Các tiêu chuẩn này phải phù hợp với tiêu
chuẩn quốc tế. Bên cạnh việc xây dựng bộ tiêu
chuẩn, Việt Nam cần bổ sung và hoàn thiện các văn
bản pháp luật về việc quản lý tiêu chuẩn chất lượng
cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Tăng cường kiểm
tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Xử phạt nghiêm
minh việc sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng
để giữ uy tín và bảo vệ thương hiệu hàng nông sản.
Các cơ quan liên quan cần hỗ trợ cho doanh nghiệp
như tổ chức các khoá đào tạo, phổ biến, giới thiệu
các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về chất lượng
hàng nông sản.
Thứ tư là, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và xây
dựng thương hiệu cho hàng nông sản xuất khẩu
Để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản
phẩm nông sản xuất khẩu, Việt Nam cần chuyển
dịch cơ cấu cây trồng để từng bước hình thành các
vùng trồng nông sản tập trung, chuyên canh quy
mô lớn, gắn với các cơ sở chế biến và bảo quản sau
thu hoạch.
Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi
mới thiết bị và công nghệ hiện đại cho công tác bảo
quản, chế biến nông sản sau thu hoạch và đóng gói
sản phẩm. Đặc biệt, Chính phủ cần có cơ chế hỗ trợ
tài chính cho doanh nghiệp trong việc xây dựng
thương hiệu vì đây là việc làm tốn kém mà bản thân
doanh nghiệp khó có thể tự triển khai.
Đối với doanh nghiệp
Một là, tăng cường nghiên cứu thị trường Trung
Quốc
Các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm thị
trường, tìm kiếm thông tin, không nên ỷ lại trông
chờ vào Nhà nước. Doanh nghiệp cần đầu tư kinh
phí để đi tiếp thị, tổ chức tham quan, khảo sát, tham
gia hội chợ để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn
hàng mới tại thị trường Trung Quốc.
Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với các hiệp hội
ngành hàng để cập nhật thông tin về xu hướng
và diễn biến của thị trường, cũng như những
thay đổi về chính sách thương mại của Trung
Quốc, để kịp thời có phương án điều chỉnh hoạt
động sản xuất kinh doanh cho phù hợp và phải
xây dựng cho mình một chiến lược thị trường
phù hợp.
Hai là, chủ động đầu tư xây dựng các vùng trồng
nông sản tập trung, chuyên canh phục vụ cho sản xuất
và xuất khẩu của doanh nghiệp
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường Trung Quốc,
doanh nghiệp cần chủ động xây dựng cho mình
vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh cây nông
sản xuất khẩu. Xây dựng vùng nguyên liệu tập
trung phải đi đôi với việc đầu tư đồng bộ hệ thống
bảo quản nông sản sau thu hoạch và nhà máy chế
biến với công nghệ hiện đại, có khả năng chế biến
sâu để tạo ra các sản phẩm nông sản có giá trị gia
tăng cao. Có như vậy mới khắc phục được tính tự
phát trong sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp
mới chủ động về chất lượng, số lượng nông sản và
thời gian giao hàng cho đối tác.
Ba là, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào
sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu
Để gia tăng năng lực cạnh tranh và nâng cao
hiệu quả xuất khẩu, doanh nghiệp cần chú trọng
ứng dụng những kết quả nghiên cứu khoa học.
Đồng thời, đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị chế
biến đạt tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo xuất khẩu
bền vững và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bốn là, xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu
Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản
vào Trung Quốc có thể phải đối mặt với các vấn đề
tranh chấp thương hiệu, bản quyền, nạn hàng giả,
hàng nhái... Trước những thực trạng này, bên cạnh
việc dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp
cần chủ động đối phó để bảo vệ quyền lợi chính đáng
của mình. Cụ thể là doanh nghiệp cần chú trọng đầu
tư cả về tài chính và trí tuệ cho việc xây dựng thương
hiệu. Đăng ký bản quyền tại thị trường Trung Quốc
để tránh tranh chấp pháp lý khi quyền sở hữu nhãn
hiệu bị xâm phạm; nâng cao chất lượng sản phẩm để
giữ uy tín cho thương hiệu…
Tài liệu tham khảo:
1. Đỗ Thu Hằng (2013), “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của
Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” ,Tạp chí Kinh tế Phát triển, số II,
tháng 2013, tr.2-11;
2. Đỗ Thu Hằng (2016),”Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt
Nam trong bối cảnh hiện nay”, luận án Tiến sỹ;
3. Học viện Ngân hàng (2016), Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc: Thực trạng và giải pháp, đề tài nghiên cứu khoa học
cấp cơ sở.
1...,17,18,19,20,21,22,23,24,25,26 28,29,30,31,32,33,34,35,36,37,...90
Powered by FlippingBook