5.1. So ky 2 thang 11 - page 29

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
31
đề ảnh hưởng lớn có lẽ là tỷ giá, ít nhất là biến động
trong ngắn hạn. Đồng Bảng Anh biến động mạnh
sẽ ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu
của Việt Nam. Quan điểm của MBKE là USD/VND
bị chi phối bởi cán cân thương mại nhiều hơn cũng
như tâm lý/niềm tin của dân chúng và giới đầu tư,
bị dẫn dắt bởi các yếu tố nội tại như chính sách điều
hành tỷ giá mới với sự minh bạch theo tăng trưởng
kinh tế, thu hút FDI, cải thiện môi trường... Về tỷ giá,
việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu đi khiến bảng
Anh và Euro giảm giá trong khi các đồng tiền khác
tăng lên, trong đó có cả VND dẫn đến không có lợi
cho xuất khẩu của chúng ta. Chia sẻ quan điểm này,
nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc Anh rời khỏi
EU có thể khiến đồng bảng Anh xuống giá, dẫn đến
những bất ổn trên thị trường tài chính - tiền tệ thế
giới. Khi đồng bảng Anh mất giá thì hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam sẽ kém cạnh tranh hơn. Do đó,
nếu những doanh nghiệp có lượng đơn hàng lớn
xuất khẩu vào thị trường này, hoặc đang tập trung
đơn hàng ở thị trường này có thể sẽ bị ảnh hưởng...
Một số đề xuất, kiến nghị
Mặc dù quan hệ hợp tác kinh tế song phương
giữa Việt Nam và Anh đã có nhiều bước phát triển
tích cực nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng
và mong muốn của cả hai bên. Thực tế cho thấy,
Anh có nhu cầu lớn về những mặt hàng mà Việt
Nam có ưu thế, bao gồm nông lâm thủy sản, dệt
may, da giày và các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.
Trong khi đó, hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam
chưa khai thác được hết điều kiện này. Hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam chỉ đáp ứng được một
phần rất nhỏ những nhu cầu trên của thị trường
Anh. Trong bối cảnh đó, để nâng cao hiệu quả hoạt
động ngoại thương giữa 2 nước, trong thời gian tới
cần chú trọng một số vấn đề sau:
Một là,
tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến
thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Anh, tạo cơ
hội để doanh nghiệp hai nước tiếp cận, trao đổi và tiến
tới hợp tác lâu dài, khai thác các cơ hội. Tiếp tục duy trì
và nâng cao hiệu quả tổ chức các hội chợ, đoàn khảo
sát, hội thảo mang tính định hướng, trọng tâm...
Hai là,
lựa chọn mặt hàng và thị trường có lợi nhất
để phát triển và mở rộng quan hệ thương mại giữa 2
nước. Theo đó, cần khảo sát và lựa chọn những mặt
hàng có chất lượng cao xây dựng thành thương hiệu
quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu. Sự khác biệt về cơ cấu
sản phẩm xuất khẩu giữa Việt Nam vàAnh sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho Việt Namđẩy mạnh xuất khẩu sang
thị trường Anh nhất là đối với sản phẩm tiêu dùng.
Ba là
, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính,
tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong xuất
khẩu. Các thủ tục về hải quan, các thủ tục về cấp
phép phải được thông thoáng hơn, phải được dễ
dàng hơn. Qua đó, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tiết
kiệm được thời gian, chi phí, từ đó làm cho hàng
hóa Việt Nam có tính cạnh tranh hơn. Ngân hàng
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất
khẩu tiếp cận với các nguồn tín dụng thuận lợi, tỷ
giá sao cho linh hoạt phù hợp, khuyến khích được
xuất khẩu...
Bốn là,
muốn thâmnhập vàmở rộngmột thị trường
khó tính như thị trường Anh thì doanh nghiệp Việt
Nam cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng, đồng thời
cần có một chiến lược dài hạn và một sự đầu tư hợp
lý. Anh được xem là nước có nền kinh tế mở, ủng hộ
thương mại tự do toàn cầu nhưng hàng xuất khẩu
vào thị trường Anh lại chịu sự kiểm soát khá gắt gao
về các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm... mà
những “rào cản” này thường được áp dụng theo
tiêu chí mới nhất và thông thường đó cũng là những
tiêu chuẩn cao nhất đang được quốc tế áp dụng. Do
vậy, cơ quan chức năng cần tổ chức các chương trình
phổ biến thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp về các
tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ của thị trường
Anh; Tổ chức các chương trình nhằm nâng cao nhận
thức của doanh nghiệp Việt Nam về những cơ hội và
thách thức để các doanh nghiệp hiểu được tình hình,
tận dụng các cơ hội kinh doanh.
Năm là,
phải xây dựng được một thương hiệu uy
tín và chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam
trong mắt khách hàng. Theo Thương vụ Việt Nam
tại Vương quốc Anh, một nguyên nhân khiến hàng
hóa Việt Nam vẫn còn rất hiếm tại Vương quốc
Anh là do khâu quảng bá thương hiệu vẫn còn mờ
nhạt. Trong thời gian tới, để hỗ trợ cho cộng đồng
doanh nghiệp xây dựng, quảng bá thương hiệu ra
thị trường Anh, thông qua Chương trình Thương
hiệu quốc gia, Bộ Công Thương cần tiếp tục tổ chức
nhiều hoạt động thiết thực như: Hội chợ triển lãm,
đào tạo tập huấn... cùng với việc huy động mạng
lưới chuyên gia trong và ngoài nước, hệ thống
thương vụ và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước sẽ
giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí…
Tài liệu tham khảo:
1. Thời báo Tài chính Việt Nam (2016), Thương mại, đầu tư Việt Nam không bị
ảnh hưởng lớn bởi Brexit;
2. Ngành nào ở Việt Nam sẽ chịu “đòn đau” nhất khi Anh rời EU? (2016), Trí
thức Trẻ;
3. Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế chính trị (2016), Việt Nam ảnh hưởng thế nào
khi Anh rời EU;
4. Một số trangweb: bnews.vn, moit.gov.vn, cafef.vn, baocongthuong.com.vn…
1...,19,20,21,22,23,24,25,26,27,28 30,31,32,33,34,35,36,37,38,39,...90
Powered by FlippingBook