5.1. So ky 2 thang 11 - page 3

5
Xác định rõ nội hàm
đổi mới mô hình tăng trưởng
Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá XII (tháng 10/2016) đã bàn thảo và thông
qua nhiều nội dung quan trọng, bức thiết, trong đó
có nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập
quốc tế, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
ngăn chặn sự suy thoái, “tự chuyển hoá” trong nội
bộ Đảng.
Việc Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá XII thông qua nghị quyết, trong đó
có nội dung xác định rõ nội hàm đổi mới mô hình
tăng trưởng, cũng như các giải pháp thực hiện quá
trình này có thể xem là bước tiến quan trọng, tháo
những “nút chặn” đang làm nghẽn nỗ lực của cả
hệ thống chính trị. Thực tế cho thấy, một khi đã xác
định rõ nội hàm cũng như các giải pháp thực hiện
tái cơ cấu nền kinh tế, việc đổi mới mô hình tăng
trưởng sẽ hợp thành động lực đủ mạnh, đưa nền
kinh tế Việt Nam phát triển nhanh hơn, chất lượng
hơn, vượt qua khó khăn, thách thức, tham gia nhiều
hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời hội nhập
ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới.
Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng
trưởng là hai vế của một vấn đề và đều có ý nghĩa
quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế Việt
Nam. Song, trong lúc tái cơ cấu nền kinh tế đã được
khởi động thực hiện thì đổi mới mô hình tăng trưởng
dường như lại chậm nhịp. Tại nhiều thời điểm, việc
tập trung giải quyết các vấn đề ngắn hạn của nền
kinh tế như tăng trưởng, lạm phát, nợ xấu… khiến
những nỗ lực thực hiện tái cơ cấu kinh tế, cũng như
đổi mới mô mình tăng trưởng chưa đạt kết quả như
mong muốn.
Chính vì vậy, trong phiên khai mạc Hội nghị
Trung ương 4, Khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã thẳng thắn đặt câu hỏi về việc chúng ta
chưa nhận thức đúng và thống nhất về mô hình
tăng trưởng mới, với đầy đủ những yếu tố cấu thành
động lực, nguồn lực và phương thức tạo ra sự tăng
trưởng; thậm chí còn nhìn nhận giản đơn, đồng nhất
mô hình tăng trưởng với mô hình phát triển. Tổng
Bí thư cũng chỉ rõ, việc đổi mới, hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn
chậm, chưa có bước đột phá về huy động, phân bổ
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển
theo tín hiệu và cơ chế thị trường.
Thực tiễn chỉ ra rằng, muốn đổi mới mô hình
tăng trưởng, mang lại hiệu suất kinh tế cao, phải
phân bổ nguồn lực theo nguyên tắc thị trường và
cần có biện pháp tiếp cận mạnh mẽ hơn. Trong khi
đó, vì tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam còn chậm
nên phân bổ nguồn lực vẫn mang đậm cơ chế “xin
– cho”. Tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm thì chưa thể
thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng và ngược lại.
Bởi thế, mô hình tăng trưởng của Việt Nam vẫn chủ
yếu theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế còn phụ
thuộc vào vốn, tài nguyên, lao động trình độ thấp…
Do vậy, nếu không muốn tụt hậu xa hơn, muốn
công cuộc Đổi mới đất nước thành công, phải quyết
liệt thực hiện song hành tái cơ cấu nền kinh tế với
đổi mới mô hình tăng trưởng. Đây là nhiệm vụ chiến
lược vô cùng quan trọng, nhất là trong bối cảnh nội
hàm mô hình tăng trưởng của Việt Nam còn nhiều
bất cập, tốc độ tăng trưởng gần đây bị suy giảm,
nguy cơ tụt hậu thấy rõ.
Trung ương đã xác định đổi mới mô hình tăng
trưởng là nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu, đồng thời
ĐỔIMỚIMÔHÌNHTĂNGTRƯỞNGKINHTẾVIỆTNAM
THỜI KỲĐẨYMẠNHHỘI NHẬPKINHTẾQUỐCTẾ
TS. NGÔ THỊ THU THỦY -
Đại học Công nghệ Sài gòn
Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt
Nam là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới. Một trong những
điểm đáng chú ý và được xã hội kỳ vọng chính là Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá XII (tháng 10/2016) xác định đổi mới mô hình tăng trưởng là nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu, làm rõ
nội hàm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở nước ta, nêu bật các giải pháp thực hiện nhiệm vụ đặc
biệt quan trọng này.
Từ khóa: Mô hình tăng trưởng, kinh tế, hội nhập quốc tế
TÀI CHÍNHVĨ MÔ
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...90
Powered by FlippingBook