5.1. So ky 2 thang 11 - page 31

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
33
cao hiệu quả kiểm soát tình hình tài chính trong các
xã phường, trong thời gian tới, hoạt động này cần
tăng cường thực hiện những giải pháp sau:
i) Khi lập chứng từ phải tuân thủ theo Chế độ
chứng từ kế toán hiện hành. Đối với những chứng
từ bắt buộc, khi thực hiện lập phải theo đúng mẫu,
đảm bảo lập theo đúng các yếu tố cơ bản của bản
chứng từ, để bản chứng từ đó phản ánh trung thực
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tránh tình trạng mẫu
chứng từ lập tuỳ tiện không thống nhất về hình
thức, nội dung trên chứng từ không phản ánh rõ
ràng gây khó khăn cho việc thanh tra, kiểm soát các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
ii) Để hạn chế đến mức tối đa những sai sót về
mặt chứng từ thì kế toán cần tăng cường kiểm tra
đối với tất cả các loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh kể
cả thu và chi trong đơn vị. Chứng từ kế toán phát
sinh liên quan đến bộ phận nào thì bộ phận đó phải
có trách nhiệm kiểm tra và công việc kiểm tra phải
được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và
phải coi là một khâu bắt buộc trong khi lập và tiếp
nhận chứng từ.
iii) Các xã, phường cần tiến hành xây dựng các
nội quy chứng từ nhằm thực hiện tốt tổ chức hệ
thống chứng từ kế toán theo quy định của Bộ Tài
chính, trên cơ sở nội quy chứng từ cho phép đơn vị
thực hiện kiểm soát tốt hơn về quyền lợi cũng như
trách nhiệm đối với từng đối tượng liên quan đến
từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị.
Thứ tư,
tăng cường quản lý chi đầu tư ngân sách
xã trên địa bàn xã, phường.
Để nâng cao chất lượng chi đầu tư ngân sách cấp
xã thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới hiệu
quả, trong thời gian tới cần phải tập trung thực hiện
hiệu quả các nội dung sau:
i) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra,
giám sát của các cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh, thành
phố đối với cấp xã; Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ
tục hành chính, giảm bớt thủ tục hành chính trong
đầu tư xây dựng cơ bản.
ii) Các ngành có liên quan như: Kế hoạch - đầu
tư, Tài chính, Tài nguyên Môi trường, Giao thông,
Xây dựng... cần tăng cường sự hỗ trợ, hướng dẫn về
trình tự, thủ tục, quy trình, nghiệp vụ chuyên môn
cho kế toán cấp xã.
UBND cấp xã, đặt biệt là kế toán cấp xã cần thực
hiện nghiêm túc các quy định về đầu tư xây dựng cơ
bản; thực hiện công khai, minh bạch các dự án đầu
tư xây dựng trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động giám sát của mọi tầng lớp dân cư.
Thứ năm,
hoàn thiện Mục lục ngân sách nhà nước
(NSNN).
Mục lục ngân sách mới phải chủ động trong
việc bổ sung, sửa đổi nội dung, giữa các mục và các
tiểu mục phải có khoản cách để bổ sung các mục,
tiểu mục mới phát sinh. Hệ thống Mục lục NSNN
phải phù hợp với nhóm mục phân bổ dự toán để
đáp ứng yêu cầu cho khâu lập và phân bổ dự toán
NSNN được thực hiện tốt hơn.
Thứ sáu,
giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu, chi
ngân sách của kế toán ngân sách cấp xã, phường.
Cụ thể là thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý
thu ở tất cả các lĩnh vực thu; Tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra; Thành lập đoàn kiểm tra tình
hình thu, chi để kịp thời phát hiện những sai phạm
và các khoản phải nộp của đơn vị để đôn đốc nộp
NSNN, thực hiện nộp ngân sách số phát sinh không
để tồn đọng lớn; Thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí trong bố trí, quản lý sử dụng ngân sách, thực
hiện công khai, minh bạch mọi khoản chi tiêu của
NSNN và nguồn vốn huy động dân cư, đảm bảo
dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách cấp xã,
phường là một vấn đề rất cần thiết, liên quan đến
nhiều phần hành và quy định ngân sách, đồng
thời đây cũng là mối quan tâm hàng đầu đối với
việc quản lý và sử dụng hiệu quả ngân sách. Mặc
dù đã có Luật NSNN, Luật Kế toán và các văn bản
quy định khác, song trong quá trình thực hiện ở
mỗi địa phương có những bối cảnh khác nhau.
Trên cơ sở khảo sát, bài viết đã đưa ra một số giải
pháp có tính chất phù hợp với tình hình thực tiễn
tại các đơn vị xã, phường, thị trấn, hy vọng đóng
góp một phần cho quá trình đổi mới, hoàn thiện
công tác kế toán xã trong điều kiện kinh tế thị
trường hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị định 128/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ;
2. Quyết định 94/2005/QĐ-BTC Về việc ban hành “Chế độ kế toán ngân sách
và tài chính xã”;
3. Thông tư 146/2011/TT-BTC Bổ sung chế độ kế toán ngân sách và tài chính
xã theo QĐ 94/2005;
4. Tài liệu chương trình “ Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán ngân sách và tài chính
xã, phường, thị trấn” năm 2014.
Trong các nguồn thu chính của các xã, phường,
thị trấn nói chung, nguồn thu cho thuê mặt
bằng đóng vai trò chủ yếu. Các xã, phường, thị
trấn xem đây là nguồn thu dùng để chi thường
xuyên trên địa bàn vì vậy, cần phải nghiên cứu
và xây dựng phương thức quản lý hợp lý.
1...,21,22,23,24,25,26,27,28,29,30 32,33,34,35,36,37,38,39,40,41,...90
Powered by FlippingBook