5.1. So ky 2 thang 11 - page 34

36
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
triển khai tối thiểu từ 15 - 20 năm. Nên Vương quốc
Anh đã thiết lập liên minh các ngân hàng để cứu
vãn tình hình, thu hút nhiều ngân hàng tham gia
các dự án dài hơi. Đây chính là những kinh nghiệm
mà Việt Nam cần tham khảo khi triển khai các dự
án PPP.
Mô hình PPP còn được áp dụng trong việc xây
dựng các kênh đào ở Pháp vào thế kỷ XVIII, các cây
cầu ở London vào thế kỷ XIX hay cây cầu Brooklyn
nổi tiếng ở New York cũng vào thế kỷ XIX. Tuy
nhiên, mô hình này chỉ thực sự bắt đầu phổ biến
trên thế giới từ đầu thập niên 1980 và nó đã đóng
một vai trò nhất định trong việc phát triển kết cấu
hạ tầng ở các nước phát triển.
Nhật Bản là một trong những quốc gia đã phát
triển mạnh nhất mô hình này ở châu Á. Theo kinh
nghiệm của nước này, có ít nhất hai lĩnh vực mà
mô hình PPP có thể phát huy hiệu quả, đó là các
dự án không thể hoặc khó áp dụng phương pháp
cổ phần hóa và các dự án mà nhà nước không thể
tham gia trực tiếp. Cụ thể như các dự án về sản
xuất và phân phối điện, đường cao tốc, giao thông
đô thị, dịch vụ cảng, cấp nước và các dịch vụ công
cộng. Hiệu quả mà mô hình này đem lại là giảm
chi phí, giảm rủi ro và tạo ra được một môi trường
cạnh tranh cao.
Một số bài học kinh nghiệm
Trong giai đoạn 2016-2020 và các năm tiếp theo,
nhu cầu xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn các địa
phương đều rất lớn, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư phát triển công
nghiệp, nông nghiệp và du lịch - dịch vụ của các
tỉnh thành phố. Do đó, việc huy động vốn đầu tư
để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông
trên địa bàn là hết sức cấp thiết và là ưu tiên được
đặt lên hàng đầu. Từ kinh nghiệm huy động vốn
để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ của một số quốc gia trên thế giới, có thể
rút ra những bài học kinh nghiệm đối với các địa
phương như sau:
Một là,
công tác quy hoạch phải đi trước một
bước, phải đảm bảo chất lượng, có tính khả thi
cao. Quy hoạch là cơ sở cho hình thành và thực
hiện hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ. Song song với việc
quy hoạch xây dựng và phát triển hệ thống hạ
tầng giao thông đường bộ, cần phải đồng thời quy
hoạch các vị trí đất có giá trị kinh tế cao dọc theo
các tuyến đường để thực hiện đấu giá lấy tiền đầu
tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ. Đây là thành công của rất nhiều nước
trên thế giới và cũng là bài học đắt giá cho những
quốc gia và địa phương không thực hiện tốt việc
quy hoạch.
Hai là,
tăng nguồn thu cho ngân sách thông qua
chính sách đổi đất lấy hạ tầng và người ra mặt
đường phải đóng tiền. Trên cơ sở tiền khai thác
quỹ đất thu vào ngân sách, sử dụng toàn bộ để
đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của từng dự án
và một số công trình khác như chi vào việc xây cầu,
làm đường, đầu tư cho giáo dục, y tế...
Ba là,
phải kết hợp giữa đầu tư của Nhà nước và
đầu tư tư nhân trong việc xây dựng và phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải
được ưu tiên hàng đầu để bắt kịp sự phát triển
kinh tế với các nước trong khu vực. Bằng nhiều
phương thức huy động vốn, bằng nhiều hình thức
liên kết đầu tư, việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ ngày càng phát triển với tốc độ
nhanh. Tuy nhiên, cần có một khung pháp lý và
cơ chế rõ ràng, nhất quán để các nhà đầu tư yên
tâm bỏ vốn. Sử dụng mô hình đầu tư theo hình
thức hợp tác PPP giúp Nhà nước huy động tối đa
nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính và kinh
nghiệm quản lý trong khu vực tư nhân, giảm nhẹ
gánh nặng cho ngân sách nhà nước, góp phần thực
hiện tái cấu trúc đầu tư của Nhà nước trong thời
gian tới.
Bốn là,
đẩy mạnh mô hình liên kết 4 nhà (ngân
hàng - chủ đầu tư - nhà thầu - nhà cung cấp vật
liệu xây dựng). Sản phẩm tín dụng liên kết 4 nhà
giúp các ngân hàng kiểm soát dòng vốn tín dụng
an toàn, hiệu quả; đảm bảo vốn vay được sử dụng
đúng mục đích; góp phần hỗ trợ các DN đẩy nhanh
tiến độ các dự án hạ tầng giao thông. Có cơ chế
chính sách để mở rộng kênh huy động vốn đầu tư
nước ngoài, đặc biệt là đối với các dự án quy mô
lớn vượt khả năng tài chính của doanh nghiệp và
ngân hàng trong nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Ngân hàng Thế giới (2013), Đánh giá khung tài trợ cho cơ sở hạ tầng địa
phương ở Việt Nam, báo cáo đánh giá;
2. Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng (2008), Tổng luận Trung Quốc: Tổng
nhận thầu và nhận thầu xây dựng công trình nước ngoài, Hà Nội;
3. Phạm Đăng Tỉnh, Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức
PPP kinh nghiệm một số nước và gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế - Dự
báo;
4. TS. Dương Văn Chung (2016), Một số giải pháp huy động các nguồn lực
đột phá đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, Tạp chí Giao thông
Vận tải.
1...,24,25,26,27,28,29,30,31,32,33 35,36,37,38,39,40,41,42,43,44,...90
Powered by FlippingBook