5.1. So ky 2 thang 11 - page 4

6
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
tăng trưởng còn đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có
nhiều vấn đề khá mới trong khi câu trả lời lại chưa
thực sự thỏa đáng.
Chính vì vậy, việc Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khoá XII thông qua nghị
quyết, trong đó có nội dung xác định rõ nội hàm đổi
mới mô hình tăng trưởng, cũng như các giải pháp
thực hiện có thể xem là bước tiến quan trọng, tháo
những “nút thắt” làm ảnh hưởng đến nỗ lực của cả
hệ thống chính trị. Như vậy, một khi đã xác định rõ
nội hàm cũng như các giải pháp thực hiện, thì cùng
với tái cơ cấu nền kinh tế, việc đổi mới mô hình tăng
trưởng sẽ kết hợp thành lực véc – tơ đủ mạnh, đưa
nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh hơn, chất
lượng hơn, vượt qua khó khăn, thách thức, tham gia
nhiều hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời hội
nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới. Đây
được coi là những văn kiện quan trọng để phát triển
đất nước, từ đó, tập hợp được nhân sỹ trí thức hàng
đầu tham gia mổ xẻ, phân tích làm rõ chúng ta cần
phải tập trung làm những gì để tái cơ cấu nền kinh
tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Có thể khẳng định rằng, đã đến lúc chúng ta cần
có tư duy đột phá mang tính chiến lược trong phát
triển kinh tế. Đã đến lúc phải tập trung tìm kiếm
mô hình phát triển mới, có tầm nhìn dài hạn để tạo
động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, cho đột phá
phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Cần hệ thống các giải pháp đồng bộ, toàn diện
Để thực hiện mục tiêu đổi mới mô hình tăng
trưởng cần hệ thống các giải pháp đồng bộ, toàn
diện, trong đó, tập trung vào một số giải pháp chủ
yếu: Tháo gỡ khó khăn về thể chế, tạo lập môi trường
thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp
(DN) và người dân; phát triển kinh tế tri thức; thúc
đẩy tăng trưởng xanh... Cụ thể bao gồm:
Thứ nhất,
quyết liệt tháo gỡ khó khăn về thể chế,
tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư - kinh doanh.
Trước yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập
như hiện nay, cần thiết phải chuyển từ nền hành
chính quản lý truyền thống sang nền hành chính tạo
lập môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh
và cuộc sống của người dân; Phải coi DN, công dân
là khách hàng để mỗi cơ quan có trách nhiệm cung
ứng những dịch vụ công tốt nhất, có chất lượng và
hiệu quả nhất. Để giải quyết các vấn đề này cần thực
hiện đồng bộ các biện pháp sau:
- Tập trung hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế
kinh tế, liên quan đến sản xuất, kinh doanh theo
hướng đồng bộ, minh bạch, rõ ràng; Cải cách toàn
làm rõ nội hàm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh
tế, cũng như nêu bật các giải pháp thực hiện nhiệm
vụ đặc biệt quan trọng này. Đi vào chi tiết, Trung
ương đã xem xét Đề án “Một số chủ trương, chính
sách lớn nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng
cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức
cạnh tranh của nền kinh tế”, xác định mô hình tăng
trưởng cần đổi mới theo xu hướng sau:
Thứ nhất,
xây dựng mô hình tăng trưởng ngày
càng dựa nhiều hơn vào năng suất lao động, chất
lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ hai,
huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả
các nguồn lực theo tín hiệu và cơ chế thị trường.
Thứ ba,
phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào,
tự tôn dân tộc, tài năng, trí sáng tạo của con người
Việt Nam và mọi tiềm năng, lợi thế của các ngành,
lĩnh vực, các địa phương và cả nước.
Thứ tư
, tạo cơ hội cho mọi người dân tham gia và
cùng hưởng lợi từ tăng trưởng.
Thứ năm,
chú trọng nâng cao chất lượng tăng
trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng,
an ninh, giữ gìn môi trường sinh thái.
Hiện thực hóa các nội hàm đó, các nhiệm vụ và
giải pháp cụ thể cũng được xác định. Trước hết là
đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện 3 đột phá chiến
lược, bao gồm tăng cường đổi mới, hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Chú trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội đồng bộ, theo hướng hiện đại; Phát triển
đồng bộ, lành mạnh các loại thị trường, nhất là thị
trường lao động, thị trường khoa học - công nghệ,
thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường bất động
sản. Bên cạnh đó, Trung ương đặc biệt nhấn mạnh
việc ưu tiên bố trí nguồn lực để bổ sung, hoàn thiện
và thực hiện tốt hơn Đề án Cơ cấu lại nông nghiệp;
khẩn trương bổ sung xây dựng, thực hiện Đề án Cơ
cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công và Đề
án Cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công.
Việc xác định rõ nội hàm của đổi mới mô hình
tăng trưởng cũng như các giải pháp thực hiện được
dư luận xã hội đặt nhiều kỳ vọng là bởi đã có nhiều
kỳ họp, nhiều cuộc hội thảo ở các cấp, các ngành
được tổ chức nhưng câu hỏi về đổi mới mô hình
Một khi đã xác định rõ nội hàm cũng như các
giải pháp thực hiện thì cùng với tái cơ cấu nền
kinh tế, việc đổi mới mô hình tăng trưởng sẽ
kết hợp thành lực véc – tơ đủ mạnh, đưa nền
kinh tế Việt Nam phát triển nhanh hơn, chất
lượng hơn.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...90
Powered by FlippingBook