5.1. So ky 2 thang 11 - page 40

42
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
bảo hiệu lực, hiệu quả thực thi các quy định pháp
luật cũng như các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi
hoạt động kinh doanh, góp phần nâng cao năng
suất, chất lượng hoạt động của các loại hình DN
nói trên. Đồng thời, thúc đẩy phân bổ nguồn lực
một cách minh bạch, trực tiếp và gián tiếp nâng
cao năng suất của nền kinh tế, nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nêu rõ nhiệm
vụ trọng tâm là “Tập trung thực hiện các giải
pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất
lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp
tục thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược,
cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn
với đổi mới mô hình tăng trưởng... Hoàn thiện cơ
chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát
triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành
và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan
trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ
trợ phát triển DNNVV, DN khởi nghiệp. Khuyến
khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa
sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh
tế nhà nước”.
Để triển khai nền tảng cơ chế, chính sách của
Đảng và Nhà nước hiệu quả, một số giải pháp tiếp
tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia gắn với đổi
mới, phát triển các loại hình DN, nhất là DNNVV
và DN khởi nghiệp như sau:
Thứ nhất,
rà soát, bổ sung và điều chỉnh nhằm
hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động kinh
doanh của DN theo cách tiếp cận phát triển DN
và vòng đời của DN (từ giai đoạn khởi nghiệp, gia
nhập thị trường, hoạt động trên thị trường đến rút
khỏi thị trường gắn với yêu cầu thực tiễn và tuân
thủ các cam kết hội nhập quốc tế). Sửa đổi và hoàn
thiện pháp luật cạnh tranh, Luật Cạnh tranh theo
hướng quy định phản ánh trực tiếp, đầy đủ bản
chất cạnh tranh của hành vi kinh doanh, góp phần
giảm thiểu các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh, lạm dụng vị trí thống lĩnh/độc quyền trên
thị trường, giao dịch tập trung kinh tế… Hoàn
thiện và tăng cường thực thi hệ thống quy định
pháp luật về giải thể, phá sản DN. Đây là công
cụ pháp lý quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh
tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN đang trong
tình trạng sản xuất kinh doanh khó khăn, thua lỗ
có cơ hội để rút khỏi thị trường một cách có trật
tự, góp phần tái phân phối tài sản; thúc đẩy sự
lưu thông vốn trong nền kinh tế thị trường, bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và
các chủ nợ. Xác định rõ giới hạn can thiệp, điều
tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế.
Thứ hai,
rà soát, hoàn thiện cơ chế thực thi và
phối kết hợp đa ngành, đa lĩnh vực giữa Trung
ương và địa phương nhằm phát huy vai trò kiến
tạo của Nhà nước trong phát triển và tăng trưởng
kinh tế; Ban hành Luật Thủ tục hành chính hoặc
Luật Hành chính công theo hướng nâng cao tinh
thần phục vụ doanh nghiệp và người dân; Tiếp
tục hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát xử lý vi
phạm trong thực thi pháp luật về kinh doanh; Xây
dựng cơ chế đảm bảo DN và nhân dân tham gia
xây dựng các chủ trương, chính sách, các văn bản
quy phạm pháp luật về kinh doanh; Tăng cường
vai trò tích cực của phản biện xã hội gắn với phát
huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp; Mở rộng
thu thập ý kiến đánh giá độc lập từ DN và người
dân, từ các tổ chức trong nước và quốc tế; duy
trì, mở rộng phạm vi khảo sát và hoàn thiện các
bộ chỉ số điều tra cấp tỉnh và cấp quốc gia. Tiếp
tục cải cách hành chính, đẩy mạnh phòng, chống
tham nhũng, tăng cường tính công khai, minh
bạch trong bộ máy nhà nước.
Thứ ba,
tăng cường liên kết trong nước và kết
nối khu vực: Liên kết giữa các ngành kinh tế, các
chủ thể kinh tế và các không gian kinh tế; Khơi
thông các thị trường các yếu tố sản xuất, thị trường
lao động, thị trường bất động sạn, thị trường khoa
học và công nghệ. Đồng thời, thực hiện kết nối thị
trường trong nước với thị trường khu vực nhằm
khai thác hiệu quả các cơ hội do các hiệp định FTA
thế hệ mới mang lại; Coi trọng các giải pháp phát
triển bền vững; Xây dựng kế hoạch, triển khai hiệu
quả Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp
Quốc về phát triển bền vững...
Tài liệu tham khảo:
1. Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa thu 2015 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
tổ chức;
2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi
mới, phát triển DN do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức 2016;
3. Tài liệu tổng hợp của Viện Khoa học quản trị DNNVV.
Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao rất thấp so với các
nước trong khu vực, chỉ đạt 2%. Nguồn vốn đầu
tư cho đổi mới công nghệ rất thấp, khoảng 0,2%
- 0,3% tổng doanh thu. Trình độ thiết bị công
nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh
vực tư nhân chỉ bằng 3% mức trang bị kỹ thuật
trong các doanh nghiệp lớn... Thực trạng này
đặt ra những thách thức lớn đối với năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1...,30,31,32,33,34,35,36,37,38,39 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50,...90
Powered by FlippingBook