5.1. So ky 2 thang 11 - page 42

44
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
cùng với Pháp, Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha là 5
thị trường lớn nhất của dệt may Việt Nam trong 28
nước thuộc EU. Trong đó, Anh là thị trường có độ mở
tương đối cao với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, đặc
biệt với 2 nhóm hàng dệt may và da giày.
Dự báo, tình hình sản xuất kinh doanh dệt may
sẽ chịu nhiều tác động trong năm 2017, trong đó có
sự cạnh tranh đến từ các quốc gia xuất khẩu dệt may
trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh,
Pakistan. Các quốc gia này sẽ tiếp tục triển khai các
chính sách hỗ trợ DN dệt may của họ như đã thực
hiện trong năm 2016, đặc biệt là chính sách phá giá
đồng nội tệ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút
khách hàng, gây khó khăn lớn cho DN dệt may Việt
Nam. Trong năm 2017, tổng cầu dệt may thế giới vẫn
sẽ tăng trưởng chậm, đặc biệt với việc Anh rời khỏi
EU sắp diễn ra và tổng thống Mỹ không ủng hộ TPP.
Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kim ngạch xuất
khẩu dệt may Việt Nam sang 2 thị trường lớn là EU
và Mỹ. Vì vậy, DN dệt may Việt Nam nói chung và
Tập đoàn Dệt may nói riêng tiếp tục phải đối mặt với
nhiều khó khăn và thách thức. Dự kiến, nếu không
có chính sách đột phá, cụ thể là các chính sách hỗ
trợ ngành Dệt may thì kim ngạch xuất khẩu dệt may
năm 2017 của Ngành sẽ chỉ tăng khoảng 5-7% so với
năm 2016.
Để ngành Dệt may Việt Nam hội nhập hiệu quả
Thực tế cho thấy, ngành Dệt may Việt Nam hiện
vẫn tồn tại khá nhiều hạn chế, đó là tỷ lệ sản xuất
nguyên liệu trong nước chưa cao, tính riêng năm 2015
trong 27,3 tỷ USD xuất khẩu cần nhập 13,5 tỷ USD
nguyên phụ liệu, trong nước chỉ có 13,8 tỷ USD (6 tỷ
USD là chi phí cho lao động, nguyên phụ liệu trong
nước mới đạt 7,8 tỷ USD), bằng 58% lượng nguyên
liệu nhập khẩu. Các khâu có giá trị cao như: thiết kế,
phân phối, thương hiệu, tỷ trọng sản xuất trọn gói
bao gồm cả thiết kế (ODM) còn rất thấp. Tính liên
kết, chia sẻ thị trường, phục vụ chung khách hàng,
tạo mặt bằng chi phí tốt nhất cho sản xuất trong nước
còn rất hạn chế, trong khi 6.000 DN dệt may trên cả
nước 90% đều còn ở quy mô nhỏ gần 500 công nhân,
không phải là mô hình cạnh tranh hiệu quả cho xuất
khẩu nếu không có liên kết. Quy hoạch và phân bố
DN chưa thực sự tối ưu.
Nhằm hạn chế những tồn tại trên, nâng cao năng
lực cạnh tranh, hỗ trợ xuất khẩu cũng như thu hút
đơn hàng cho ngành Dệt may Việt Nam, đồng thời,
để tận dụng được một số lợi ích từ các hiệp định
thương mại tự do, giới chuyên gia cho rằng, các DN
dệt may sẽ phải tập trung vào rất nhiều khâu; trong
đó, khâu đột phá là làm thế nào để tăng năng suất
và đảm bảo quy tắc xuất xứ từ xơ sợi trở đi phù hợp
quy định của TPP và từ vải trở đi theo quy định
của FTA Việt Nam – EU. Để làm được việc này, các
DN cần phải liên kết với nhau đầu tư hoặc thu hút
đầu tư nước ngoài vào khâu nguyên liệu, cơ cấu
lại ngành Dệt may. Các DN dệt may cũng cần từng
bước chuyển dần từ gia công sang hình thức FOB
(tự chủ nguyên phụ liệu), ODM (tự thiết kế, sản
xuất), OBM (làm tất cả các khâu sản xuất ra thành
phẩm và tự phân phối) và hạn chế việc xuất khẩu
qua khâu trung gian...
Từ thực tế trên, Hiệp hội Dệt may Việt Nam
cũng đưa ra một số đề xuất, kiến nghị như sau: (1)
Bộ Công Thương sớm có phản hồi và có hỗ trợ cụ
thể các khó khăn của ngành Dệt may mà Bộ Công
Thương đang nghiên cứu/đã báo cáo Chính phủ; (2)
Cần quản lý tốt hơn các dự án đầu tư vào dệt may,
đối với cả các DN FDI và trong nước, đồng thời,
không kêu gọi DN FDI vào ngành may; (3) Không
tăng lương tối thiểu thường xuyên hàng năm; giảm
tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm theo lương; (4)
Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành Dệt may
Việt Nam phù hợp với tốc độ hội nhập sâu rộng của
Việt Nam; (5) Thống nhất quy hoạch và cấp phép
các khu công nghiệp dệt may, hỗ trợ lãi vay cho DN;
(6) Ban hành chính sách tỷ giá linh hoạt, hỗ trợ xuất
khẩu; (7) Hỗ trợ sửa đổi, bổ sung một số văn bản
pháp luật đang gây vướng mắc cho DN dệt may;
(8) Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực dệt may; (9) Ban
hành các chính sách thu hút công nghệ tiên tiến. (10)
Tăng giới hạn làm thêm giờ trong 1 năm, bỏ quy
định khống chế giờ làm thêm trong tháng mà chỉ
quy định giờ làm thêm trong năm để DN chủ động
trong sản xuất kinh doanh.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo về hình hoạt động sản xuất kinh doanh 10 tháng đầu năm 2016, ước
thực hiện cả năm 2016 và dự báo năm 2017 của ngành Dệt may;
2. Tạo điều kiện cho các DN dệt may phát triển bền vững;
.
vn/vn/tin-tuc/8301/tao-dieu-kien-cho-cac-doanh-nghiep-det-may-phat-
trien-ben-vung.aspx;
3. Một số website: moit.gov.vn, vinanet.vn, baodautu.vn…
Giới chuyên gia đánh giá, mục tiêu ngành
Dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu là 31-32
tỷ USD trong năm nay khó đạt được. Khảo
sát các doanh nghiệp dệt may cho thấy, đơn
hàng đang giảm dần hàng xuất khẩu ra nước
ngoài chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều quốc
gia, như: Campuchia, Lào, Bangladesh, Trung
Quốc, Ấn Độ...
1...,32,33,34,35,36,37,38,39,40,41 43,44,45,46,47,48,49,50,51,52,...90
Powered by FlippingBook