5.1. So ky 2 thang 11 - page 43

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
45
T
hực tế cho thấy, doanh nghiệp (DN), nhất
là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DNNVV) Việt Nam hiện nay vẫn chưa
thật sự chú trọng tới nhân tố gắn kết, phát triển
con người, do vậy, sự phát triển của phần lớn các
DNNVV mới chỉ dừng lại ở một chừng mực nào
đó và ít tạo được dấu ấn riêng. Sự cạnh tranh của
nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa
diễn ra ngày càng gay gắt, đòi hỏi các DN phải
nỗ lực, liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo
và thay đổi phương thức hoạt động sao cho phù
hợp, để từ đó tìm ra cách phát triển văn hóa cho
riêng DN mình. Nghĩa là mỗi DN đều phải xây
dựng và duy trì được một nề nếp văn hóa đặc
thù, phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng
góp của tất cả mọi người vào việc đạt được mục
tiêu chung của tổ chức. Vậy làm thế nào để DN
trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực
con người, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng
nguồn lực con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát
triển bền vững của DN, bài viết đi sâu nghiên
cứu khái niệm cũng như những ảnh hưởng của
văn hóa DN tới sự phát triển của DN, từ đó định
hướng một số nguyên tắc giúp các DN xây dựng
văn hóa riêng biệt và phù hợp.
Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Theo UNESCO định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa
là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo
về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm… khắc
họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm
làng quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm
nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống,
những quyền cơ bản của con người, những hệ giá
trị, truyền thống, tín ngưỡng… và dựa trên đó từng
dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. Còn
theo E. Herriot văn hóa là cái còn lại sau khi người
ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn còn thiếu sau khi
người ta đã học tất cả.
Vậy văn hóa DN là gì? Văn hóa DN là toàn bộ
các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt
quá trình tồn tại và phát triển của một DN, trở
thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền
thống ăn sâu vào hoạt động của DN ấy và chi phối
tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành
viên của DN trong việc theo đuổi và thực hiện các
mục đích.
Trước hết, văn hóa DN là sản phẩm của những
người cùng làm trong một DN và đáp ứng nhu
cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống
các giá trị được mọi người làm trong DN chia sẻ,
chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó.
Văn hóa DN còn góp phần tạo nên sự khác biệt
giữa các DN và được coi là truyền thống của riêng
mỗi DN. Đây là toàn bộ giá trị được gây dựng nên
trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của DN,
chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của
mọi thành viên trong DN để hướng tới các mục
tiêu DN đề ra. Và xây dựng văn hóa DN là nhiệm
vụ của tất cả mọi người, nhưng trước hết là người
lãnh đạo DN.
Ảnh hưởng của văn hóa
doanh nghiệp tới sự phát triển doanh nghiệp
Văn hóa DN sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu
cực tới sự phát triển của DN. Nền văn hóa mạnh sẽ
là nguồn lực quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh
XÂYDỰNGVĂNHÓADOANHNGHIỆP
ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆPNHỎVÀVỪA
NGUYỄN VĂN KỶ
- Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp,
ThS. NGUYỄN VĂN QUẢNG
- Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo
Làm thế nào để doanh nghiệp tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, làm gia tăng nhiều lần giá trị
của từng nguồn lực con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp là vấn đề
được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề
nếp văn hóa đặc thù, phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào việc đạt
được mục tiêu chung của tổ chức - đó là văn hóa doanh nghiệp.
Từ khóa: Doanh nghiệp, nguồn lực, con người, văn hóa
1...,33,34,35,36,37,38,39,40,41,42 44,45,46,47,48,49,50,51,52,53,...90
Powered by FlippingBook