5.1. So ky 2 thang 11 - page 44

46
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
cho DN. Nền văn hóa yếu sẽ là nguyên nhân dẫn
đến sự suy yếu. Xét về ảnh hưởng tích cực, văn
hóa DN tạo nên nét đặc trưng riêng của DN, quy
tụ được sức mạnh của toàn DN và khích lệ được sự
đổi mới sáng tạo. Cụ thể:
Một là,
tạo nên phong thái đặc trưng riêng của
DN: Mỗi DN có một đặc trưng riêng và chính văn
hóa DN tạo nên nét khác biệt đó. Các giá trị cốt lõi,
các tập tục, lễ nghi, thói quen hay cách họp hành,
đào tạo, thậm chí đến cả đồng phục, giao tiếp… đã
tạo nên phong cách riêng biệt của DN, phân biệt
DN này với DN khác.
Hai là,
tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn
DN: Nền văn hóa tốt giúp DN thu hút và giữ được
nhân tài, củng cố lòng trung thành của nhân viên
với DN. Thật sai lầm khi cho rằng trả lương cao
sẽ giữ được nhân tài. Nhân viên chỉ trung thành,
gắn bó với DN khi DN có môi trường làm việc tốt,
khuyến khích họ phát triển.
Ba là,
khích lệ sự đổi mới, sáng tạo: Trong
những DN có môi trường văn hóa làm việc tốt,
mọi nhân viên luôn luôn được khuyến khích
đưa ra sáng kiến, ý tưởng… Nhân viên cũng trở
nên năng động, sáng tạo hơn và cũng gắn bó
hơn với DN.
Xét về ảnh hưởng tiêu cực, nền văn hóa yếu
kém sẽ gây ra những thiệt hại cho DN. Chẳng hạn,
trong một DN, cơ chế quản lý cứng nhắc, độc đoán
sẽ làm nhân viên chán nản, sợ hãi, thụ động và thờ
ơ hoặc chống đối lại lãnh đạo và nhân viên sẽ bỏ
DN đi bất cứ lúc nào.
Nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Thứ nhất,
lãnh đạo phải là tấm gương về văn hóa
DN: Lãnh đạo là người đặt nền móng xây dựng văn
hóa DN và cũng là người chịu trách nhiệm cuối
cùng, quan trọng nhất đối với DN. Vì vậy, họ phải
là tấm gương xây dựng văn hóa DN. Họ phải đưa
ra những quyết định hợp lý trong việc xây dựng hệ
thống giá trị văn hóa và phải là người đi đầu trong
việc thực hiện các mục tiêu đề ra, để làm động lực
gắn kết các thành viên trong công ty.
Thứ hai,
văn hóa DN phải do tập thể DN tạo dựng
nên: Người lãnh đạo đóng vai trò đầu tàu trong xây
dựng văn hóa DN nhưng quá trình này chỉ có thể
thành công với sự đóng góp tích cực của mọi thành
viên trong DN. Để thu hút nhân viên quan tâm tới
văn hóa, DN có thể mở các lớp huấn luyện về văn
hóa DN đối với nhân viên mới, hay thường xuyên
trưng cầu dân ý về môi trường làm việc của DN.
Thứ ba,
văn hóa DN phải hướng về con người:
Để có sự phát triển bền vững, DN cần đề ra một mô
hình văn hóa chú trọng đến sự phát triển toàn diện
của người lao động. Cần xây dựng môi trường làm
việc mà ở đó mọi cá nhân đều phát huy hết khả
năng làm việc của mình.
Thứ tư,
văn hóa DN phải phù hợp với cả môi
trường bên trong lẫn bên ngoài DN: Văn hóa DN
phải phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng
DN, dựa trên điểm mạnh của DN. Văn hóa DN
cũng phải phù hợp với môi trường kinh doanh,
văn hóa dân tộc.
Xây dựng văn hóa DN không chỉ nhằm tạo ra
những giá trị riêng cho DN mà còn làm cho năng
lực phát triển sản phẩm và năng lực đoàn kết hiệp
đồng tập thể của DN trở nên phồn vinh, tăng thêm
sự gắn bó của nhân viên với DN, nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
Chính vì vậy, khi xây dựng văn hóa DN cần
chú ý đến sự phù hợp của nó với yếu tố con người
và yếu tố môi trường trong và ngoài DN. Văn hóa
DN phải hướng về con người: Để có sự phát triển
bền vững, DN cần đề ra một mô hình văn hóa chú
trọng đến sự phát triển toàn diện của người lao
động. Cần xây dựng môi trường làm việc mà ở
đó mọi cá nhân đều phát huy hết khả năng làm
việc của mình. Văn hóa DN phải phù hợp với cả
môi trường bên trong lẫn bên ngoài DN: Văn hóa
DN phải phù hợp với những điều kiện cụ thể của
từng doanh nghiệp, dựa trên điểm mạnh của DN.
Văn hóa DN cũng phải phù hợp với môi trường
kinh doanh, văn hóa dân tộc. Như vậy, với những
lợi thế do văn hóa DN tạo ra, các nhà quản trị
cần quan tâm đến việc xây dựng bản sắc cho DN
mình và nỗ lực trong việc chuyển tải nó đến từng
cá nhân, coi đó là chìa khóa giúp DN vượt qua các
khó khăn, thách thức để đưa con thuyền DN đi
đến thành công.
Tài liệu tham khảo:
1. Dương Thị Liễu, 2012. Văn hóa kinh doanh, Tái bản lần thứ nhất, NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân;
2. Trần Ngọc Thêm, 2008. DN, doanh nhân và văn hóa, NXB Chính trị
Quốc gia;
3. Egar H. Schein, 2012. Văn hoá doanh nghiệp và sự lãnh đạo, NXB Thời đại.
Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần chú
ý đến sự phù hợp của nó với yếu tố con người
và yếu tố môi trường trong và ngoài doanh
nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về
con người. Văn hóa doanh nghiệp phải phù
hợp với những điều kiện cụ thể của từng doanh
nghiệp, dựa trên điểmmạnh của doanh nghiệp.
1...,34,35,36,37,38,39,40,41,42,43 45,46,47,48,49,50,51,52,53,54,...90
Powered by FlippingBook