5.1. So ky 2 thang 11 - page 47

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
49
Thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam
Theo các dự báo gần đây, mảng bán lẻ thương mại
điện tử của Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng 20%
trong năm 2016 và năm tới, đồng thời đạt tổng doanh
thu 2,08 tỷ USD trong năm 2017. Theo kết quả khảo
sát mới nhất của DI Marketing về các khách hàng
thương mại điện tử ở Việt Nam, có tới 90% số người
trong nhóm này mua sắm trực tuyến ít nhất một lần
mỗi quý. Nghiên cứumới đây của Ken Research cũng
cho thấy, tổng doanh thu của các hoạt động thương
mại điện tử tại Việt Nam sẽ đạt 7,5 tỷ USD trong năm
2019, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong trong
lĩnh vực thương mại bán lẻ, vốn đang có nhiều nhà
đầu tư cả trong và ngoài nước tham gia, cộng với sự
tăng trưởng số người dùng smartphone. Thống kê
của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin
(Bộ Công Thương) cũng khẳng định, hơn 40% trong
tổng 92 triệu dân của Việt Nam sử dụng internet và
58% trong số này đã từng tham gia mua hàng trực
tuyến. Trong số hơn 120 triệu thuê bao di động ở Việt
Nam có gần 2/3 khách hàng sử dụng smartphone để
mua hàng trực tuyến.
Có thể nói, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn
để phát triển thương mại điện tử. Theo nhận định
của các chuyên gia, các chính sách hỗ trợ của Chính
phủ và thu nhập ngày càng gia tăng của người Việt
đang trở thành một trong những cấu thành quan
trọng để tạo ra nhiều điều kiện tích cực cho phát
triển thương mại điện tử. Bên cạnh đó, xét về hạ
tầng thanh toán điện tử, đến nay đã có 45 ngân hàng
cung cấp dịch vụ SMS Banking, Internet Banking và
25 ngân hàng triển khai ứng dụng Mobile Banking,
có thể tạo nền tảng ban đầu cho giao dịch thương
mại điện tử... Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, thời
gian qua đã có hàng loạt doanh nghiệp (DN) thương
mại điện tử phải đóng cửa. Một số trang thương mại
điện tử trong nước đã bị các nhà đầu tư nước ngoài
mua lại.
Theo các chuyên gia, phát triển thương mại điện
tử vẫn còn một số vấn đề:
Một là,
người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa có ý
định muốn thanh toán cho mua sắm trực tuyến bằng
cách phương tiện thanh toán điện tử khi có tới 85%
người dùng vẫn lựa chọn tiền mặt khi giao dịch. Hiện
nay, ngay cả các webiste thương mại điện tử vẫn
dùng thanh toán tiền mặt. Cụ thể, chỉ có 53% website
có chức năng đặt hàng trực tuyến và 17% website
chấp nhận thanh toán điện tử. Các loại thanh toán
hiện đại như ví điện tử - công cụ thanh toán phổ biến
nhất với nhiều tên tuổi lớn trên thế giới như PayPal,
Alipay… còn rất xa lạ với người tiêu dùng.
Hai là,
năng lực tài chính của các DN thương mại
điện tử yếu. Thời gian qua, nhiều trang nhỏ và vừa
phải đóng cửa thời gian qua là do không có đủ vốn
để duy trì hoạt động, trong khi lĩnh vực này đòi hỏi
nguồn tài chính phải dồi dào. Việc nhiều start-up
thương mại điện tử dừng hoạt động là việc chưa
đánh giá chính xác số vốn cần bỏ ra để duy trì DN
cho đến lúc có lãi, dẫn đến việc khởi nghiệp quá gấp
rút khi chưa có đủ lượng vốn cần thiết.
Ba là,
sức cạnh tranh ngày càng tăng từ các đối
thủ trong và ngoài nước. Hiện nay, các “ông lớn”
ngành thương mại điện tử nước ngoài, hàng loạt
các DN bán lẻ lớn trong khu vực vào Việt Nam
cũng có ý định sớm mở các trang bán hàng trên
mạng. Không ít các trang thương mại điện tử trong
nước đã bị các nhà đầu tư ngoại mua lại. Cụ thể,
tháng 12/2015, FoodPanda.vn bị Vietnammm.com
MỘT VÀI ĐỀ XUẤT VỀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNGMẠI ĐIỆNTỬỞVIỆT NAM
ĐÀO PHƯƠNG MAI
- Đại học Thương mại
Sau hơn 10 năm ra đời và phát triển tại Việt Nam, thương mại điện tử đã và đang có những bước tiến
đáng kể. Với tốc độ tăng trưởng người dùng smartphone mạnh mẽ như hiện nay, thương mại điện tử dự
báo sẽ trở thành xu hướng chủ đạo tương lai gần. Thậm chí ngay cả các hiệp định thương mại quốc tế hiện
cũng đề cập sâu đến thương mại điện tử. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần có định hướng và ưu tiên thúc đẩy
sự phát triển của lĩnh vực này nhanh và sâu hơn nữa. Bài viết đánh giá lại thực trạng phát triển thương
mại điện tử của Việt Nam thời gian qua và đưa ra một vài đề xuất trong thời gian tới.
Từ khóa: Thương mại điện tử, quản lý thuế, bán lẻ, giao dịch, di động
1...,37,38,39,40,41,42,43,44,45,46 48,49,50,51,52,53,54,55,56,57,...90
Powered by FlippingBook