5.1. So ky 2 thang 11 - page 48

50
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
mua lại; Tháng 4/2016, Rocket Internet, chủ sở hữu
Zalora Việt Nam, đã bán lại sàn thương mại điện
tử này cho Central Group (Thái Lan)... Ngoài ra,
còn có sự cạnh tranh từ chính các “đại gia” trong
nước như Vingroup (Adayroi.com), FPT (Sendo.
vn), GFG (Lazada, Zalora)… Việc Facebook mở tính
năng mua sắm trực tuyến cũng là một trong những
nguyên nhân chính làm các trang thương mại điện
tử trong nước mất dần lợi thế về lượng người dùng.
Bốn là,
nguy cơ từ an ninh mạng ngày càng
nhiều. Gần đây, các giao dịch điện tử đang gây ra
hậu quả khó lường cho người tiêu dùng. Điều này
khiến họ có tâm lý e ngại các giải pháp bảo mật và
bảo đảm an toàn thông tin cho các giao dịch thanh
toán điện tử.
Một số giải pháp thực hiện
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
“Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử
giai đoạn 2016-2020” nhằm tạo thêm lực đẩy giúp
thương mại điện tử Việt Nam cất cánh. Mục tiêu
kế hoạch đặt ra là đến năm 2020 sẽ có 30% dân số
tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị trung bình
350 USD/người/năm; Doanh số thương mại điện tử
B2C (DN với người tiêu dùng) tăng 20%, đạt 10 tỷ
USD và chiếm 5% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa,
doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Tuy nhiên, để
đạt được mục tiêu này trong thời gian tới cần chú
trọng một số nội dung sau:
Thứ nhất,
để phát triển thương mại điện tử và
thanh toán điện tử cần có những giải pháp đồng bộ.
Theo đó, cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin; Bổ sung hoàn thiện khung khổ pháp lý;
Ban hành các chính sách tài chính ưu đãi hoạt động
thương mại điện tử... Trong đó, ngành Thuế cần siết
chặt quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử thông qua việc rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn
thiện các văn bản pháp luật về thuế hiện hành để
phù hợp với sự phát triển, cũng như tình hình thực
tế hoạt động của DN kinh doanh thương mại điện
tử. Hiện nay, Tổng cục Thuế đã tham mưu với Bộ
Tài chính các biện pháp rà soát lại toàn bộ hoạt động
thương mại điện tử, hoàn thiện hệ thống chính sách
pháp luật và có cơ chế phối hợp với các bộ ngành
liên quan nắm bắt thông tin về doanh thu, thu nhập
phát sinh của các tổ chức, DN nhằm xác định nghĩa
vụ thuế và ngăn ngừa hành vi gian lận, trốn thuế có
thể xảy ra…
Thứ hai,
đảmbảo an toàn cho các giao dịch thương
mại điện tử. Thực tế cho thấy, thương mại điện tử
có nhiều tác động tích cực nhưng cũng có mặt trái là
dễ bị các tin tặc phát tán các virút, tấn công vào các
website; phát tán các thư điện tử, tin nhắn rác; đánh
cắp tiền từ các thẻ ATM… Do vậy, để tạo niềm tin
đối với người tiêu dùng, các DN tham gia thương
mại điện tử cần đầu tư về công nghệ, nguồn nhân
lực và cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo các
giao dịch được an toàn.
Thứ ba,
tăng cường hơn nữa sự hợp tác khu vực
và quốc tế trong phát triển thương mại điện tử, đặc
biệt là hợp tác phát triển và đào tạo nguồn nhân
lực. Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã tích cực
hợp tác đa phương về thương mại điện tử với các
tổ chức khu vực và quốc tế, và chủ động hợp tác
song phương trong lĩnh vực này với các quốc gia có
ngành thương mại điện tử phát triển. Tới đây, Việt
Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác khu vực và
trên thế giới này để thực hiện tốt các cam kết quốc
tế về thương mại điện tử nhằm xây dựng và hoàn
thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về trao đổi dữ liệu
điện tử trong nước hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức
này trong việc đào tạo, tập huấn cho các đối tượng
liên quan.
Thứ tư,
xây dựng giải pháp bán hàng trực tuyến
để hỗ trợ các DN vừa và nhỏ triển khai ứng dụng
thương mại điện tử; xây dựng và duy trì sàn giao
dịch thương mại điện tử nhằm quảng bá hình ảnh,
thương hiệu của các DN Việt Nam. Bên cạnh đó, hỗ
trợ, nâng cao năng lực cho DN xuất khẩu tham gia
các sàn giao dịch thương mại điện tử uy tín trong
nước và thế giới; Xây dựng các giải pháp để phát
triển ứng dụng thương mại điện tử trên nền thiết bị
di động và phát triển nội dung số cho thương mại
điện tử...
Tài liệu tham khảo:
1. Tạp chí Tài chính (2015), Quyết liệt quản lý thuế đối với hoạt động thương
mại điện tử;
2. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia (2015), Thương mại
điện tử ở Việt Nam và một số giải pháp điều hành;
3. Nhịp cầu đầu tư (2016), Thương mại điện tử Việt Nam dự kiến tăng trưởng
20% năm nay.
Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện
tử giai đoạn 2016-2020 đặt mục tiêu đặt ra
đến năm 2020 sẽ có 30% dân số tham gia mua
sắm trực tuyến với giá trị trung bình 350 USD/
người/năm; Doanh số thương mại điện tử B2C
(doanh nghiệp với người tiêu dùng) tăng 20%,
đạt 10 tỷ USD và chiếm 5% so với tổng mức
bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng
cả nước...
1...,38,39,40,41,42,43,44,45,46,47 49,50,51,52,53,54,55,56,57,58,...90
Powered by FlippingBook