5.1. So ky 2 thang 11 - page 50

52
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
công bố thông tin khiêm tốn.
Có thể nói rằng, một trong những mục tiêu
chính của việc tự nguyện công bố thông tin là cách
để “giao tiếp” tốt nhất của DN với các nhà đầu tư,
cổ đông hiện tại và tiềm năng. Khi có thêm thông
tin, các nhà đầu tư, cổ đông dễ dàng có thể nhận ra
những giá trị và dự đoán hiệu suất trong tương lai
hay những rủi ro do đầu tư sẽ mang lại, qua đó có
thể cải thiện tính lưu thông của thị trường vốn và
thực hiện phân bổ vốn hiệu quả hơn, giảm mức giá
chi phí vốn, đồng thời giảm thiểu rủi ro nhất định
cho DN. Vì vậy, việc tự nguyện công bố thông tin là
không bắt buộc, phụ thuộc hoàn toàn vào nhà quản
lý khi họ quyết định công bố những thông tin gì,
những hoạt động nào sẽ được lựa chọn tốt nhất cho
sự phát triển DN của họ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc công bố thông tin
tự nguyện giúp DN hấp dẫn nhà đầu tư hơn, thu hút
được nhiều vốn, giảm thiểu sự nhiễu loạn thông tin.
Theo đó, việc tự nguyện công bố thông tin của DN sẽ
tạo những thuận lợi như:
Một là,
giúp cho công chúng, nhà đầu tư đánh giá
đúng và đầy đủ hơn về giá trị của DN trong hiện
tại và tương lai, tránh bị đánh giá thấp giá trị của
DN; Tăng giá trị của cổ phiếu, giúp cổ phiếu DN lưu
thông rộng hơn.
Hai là,
hoàn thành việc công bố những thông tin
bắt buộc, thông tin được cung cấp thường xuyên hơn
qua các báo cáo dự báo của DN, báo chí, các cuộc
hội thảo và các nhà nghiên cứu. Tự nguyện công bố
thông tin còn làm giảm sự bất đối xứng thông tin
giữa DN và nhà đầu tư, cổ đông. Qua đó, giúp cho
nhà đầu tư, cổ đông có thể biết được cách thức quản
lý DN của nhà quản lý, biết chi tiết hay chút ít liên
quan đến các hoạt động DN kế hoạch và lợi ích trong
tương lai mà không bị thiếu hụt thông tin.
Ba là,
tự nguyện công bố thông tin giúp giảm
chi phí sử dụng vốn của DN, giúp cho các nhà đầu
tư tiếp cận với DN tốt hơn và ngăn chặn việc che
dấu các thông tin xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến
quyền lợi của các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, tự nguyện công bố thông tin của DN
còn phản ánh được tài năng của các nhà quản lý, thúc
đẩy năng lực quản trị của nhà quản lý, nâng cao hiệu
suất hoạt động của DN cũng như cải thiện chất lượng
các báo cáo kinh doanh của DN cũng như cải thiện
hình ảnh xã hội của DN, làm giảm nguy cơ về sự
mong đợi sai lầm trong tương lai.
Tuy nhiên, bên cạnh đó DN cũng gặp phải một số
khó khăn sau:
Một là,
tự nguyện công bố thông tin thường liên
quan đến bảo mật thông tin, khi DN công bố thông
tin quá chi tiết đôi khi làm cho DN mất lợi thế cạnh
tranh, gây sự chú ý từ các bên liên quan. Đặc biệt,
thông tin tự nguyện công bố nếu xấu sẽ được chia sẻ
rất nhanh gây bất lợi và rủi ro cho DN cũng như nhà
quản lý DN sẽ phải đối mặt với xử phạt cho thất bại
của mình từ cổ đông, cơ quan thuế…
Hai là,
khi DN tự nguyện công bố thông tin có
thể tăng sự tham gia của cổ đông, các đối tượng có
lợi ích liên quan và có thể dẫn đến xung đột không
cần thiết, có thể làm chậm việc ra quyết định. Trong
những trường hợp nhất định có thể được sử dụng
chống lại nhà quản lý DN.
Ba là,
tự nguyện công bố thông tin là một quá trình
liên tục từ năm này sang năm khác, một khi bắt đầu
là khó để dừng lại. Do đó, sẽ tạo thêm chi phí cho DN
trong khâu nghiên cứu, trình bày và xuất bản.
Bên cạnh đó, các thông tin tự nguyện cung cấp có
thể là sai lầm, khi đã công bố thì không ai có thể điều
khiển nó và có thể gây ra những hậu quả khó lường
cho hoạt động kinh doanh của DN.
Tóm lại, tùy thuộc vào những thông tin mà DN
tự nguyện công bố sẽ gây ra những tác động tích cực
hoặc tiêu cực. Trong một số trường hợp nhất định,
thông tin DN tự nguyện công bố sẽ tạo ra lợi ích cao
hơn nếu nó không được chia sẻ với nhà đầu tư, cổ
đông và ngược lại. Thực tế, nhiều DN tự nguyện
công bố thông tin đã tăng giá trị thị trường của công
ty, giảm chi phí vốn và giúp đỡ để phản ánh giá trị
thực của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do tính chất tác
động kép, tích cực và tiêu cực mà các nhà quản lý cần
cân nhắc thuận lợi và thách thức khi tự nguyện công
bố thông tin để tìm một sự cân bằng hoàn hảo, đem
lại các lựa chọn và những chia sẽ tốt nhất của DN cho
nhà đầu tư, cổ đông cũng như các đối tượng có lợi ích
liên quan.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Chí Đức, Hoàng Trọng (2012), “CEO và tự nguyện công bố thông tin của
DN niêm yết”, Tạp chí Khoa học và Ứng dụng;
2. Nguyễn Thị Hoàng Lan (2015), “DN đã chú trọng đến thông tin sâu hơn”, Đặc
san báo cáo thường niên 2015;
3. Adina, P. and Ion, P.(2008), “Aspects Regarding Corporate Mandatory and
Voluntary Disclosure”, The Journal of the Faculty of Economics –Economic,
Univesity of Oradea;
4. Kolton, Paul et al (2001), “Improving Business Reporting: Insights Into
Enhancing Voluntary Disclosures”, Steering Committee Report Business
Reporting Research Project;
5. Shehata, Nermeen Fathy (2013), “Theories And Determinants Of Voluntary
Disclosure”, AFR;
6. Tian, Yu, and Jingliang Chen (2009), “Concept Of Voluntary Information
Disclosure And A Review Of Relevant Studies”, International Journal of
Economics and Finance.
1...,40,41,42,43,44,45,46,47,48,49 51,52,53,54,55,56,57,58,59,60,...90
Powered by FlippingBook