5.1. So ky 2 thang 11 - page 51

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
53
Đ
ể cải tiến chất lượng, một doanh nghiệp (DN)
phải xem xét các chi phí gắn liền với mức chất
lượng đạt được, bởi mục tiêu của các chương
trình cải tiến liên tục không chỉ là đáp ứng các yêu cầu
của khách hàng mà còn phải đạt được điều đó với chi
phí thấp nhất. Điều này chỉ xảy ra nhờ giảm các chi
phí. Chi phí sẽ giảm được nếu chúng được xác định
và đo lường cụ thể, rõ ràng.
Do vậy, việc đánh giá và báo cáo chi phí chất lượng
cần được xem là một vấn đề quan trọng đối với các
nhà quản lý (Schiffauerova and Thomson, 2006). Dù
mục tiêu này không được đề cập trong các nguyên tắc
chất lượng của Hệ thống quản lý chất lượng ISO9000,
nhưng đã được đề xuất trong tài liệu ISO10014:2006.
Để tổng hợp các chi phí chất lượng, DN cần áp dụng
một cơ cấu phân loại chi phí. Chi phí chất lượng
thường được hiểu là bao gồm các chi phí cho sự phù
hợp và chi phí cho sự không phù hợp. Trong đó, chi
phí cho sự phù hợp bao gồm chi phí phòng ngừa xảy
ra sản phẩm lỗi (ví dụ như chi phí thẩm định); chi phí
cho sự không phù hợp là những chi phí liên quan đến
sản phẩm và dịch vụ lỗi (ví dụ: chi phí cho việc sửa
chữa và hàng hoá trả lại).
Tuy vậy, các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, mô
hình chi phí chất lượng (mô hình COQ) không được
áp dụng rộng rãi trên thế giới (Yang, C.C,1999; Rapley
et al, 1999; Oliver and Qu,1999 và Arvaiova et al, 2009).
Nhiều lý do khác nhau đã được chỉ ra cho việc không
áp dụng COQ và lý do được đưa ra nhiều nhất đó là
sự thiếu hiểu biết và nhận thức về các nguyên tắc COQ
(Arvaiova et al, 2009; Sower at al, 2007 và Wheldon and
Ross, 1998). Những lý do khác được đề cập đến là thiếu
sự hỗ trợ của cấp quản lý, cũng như quan điểm cho
rằng hệ thống kế toán hiện thời của DN là phù hợp để
triển khai (Arvaiova et al, 2009).
Bên cạnh những lý do nêu trên, bản thân việc triển
khai COQ cũng không phải là một quá trình dễ thực
hiện khi các DN phải đối diện với nhiều khó khăn
trong thực tiễn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu kinh
nghiệm của một tổ chức đã triển khai thành công mô
hình COQ sẽ là một bài học hữu ích cho các DN nói
chung và DN Việt Nam nói riêng.
Mục đích của bài báo này là mô tả lại cách thức một
DN sản xuất đã triển khai COQ nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm. Qua đó, có thể khẳng định những
lợi ích của mô hình COQ, xác định những yếu tố thúc
đẩy việc triển khai COQ cũng như những yếu tố cản
trở hoặc gây khó khăn cho quá trình này.
Kinh nghiệm tại Công ty Vật tư và Linh kiện kiểm
soát (MCC - Hoa Kỳ)
Thông tin chung về Công ty
MCC là công ty lớn thứ 3 trong 7 công ty trong
lĩnh vực chế tạo vật liệu và linh kiện kim loại. Công ty
có trụ sở tại Newton, Massachusetts, Hoa Kỳ; có 4 cơ
sở khác ở trong nước, 9 cơ sở tại nước ngoài. MCC sở
hữu 2 công nghệ: Vật liệu dùng để sản xuất kim loại
công nghiệp và vỏ cách nhiệt cho các sản phẩm như
đồ dùng nấu bếp, tiền xu, cáp, và mạch điện tích hợp;
và đồng hồ kiểm soát chất lỏng, tích hợp với việc sản
xuất cảm ứng, rơ-le và các bộ ngắt.
Cơ cấu tổ chức của MCC bao gồm các bộ phận
riêng biệt theo từng sản phẩm. Mỗi bộ phận đều tự
chịu trách nhiệm về thu - chi và có các chức năng như:
tiếp thị, kỹ thuật, tài chính và sản xuất.
Khởi đầu dự án
Năm 1990, MCC đã chủ động thực hiện các hoạt
động nâng cao năng suất, các chương trình đơn giản
KINHNGHIỆMTRIỂNKHAI MÔHÌNH
CHI PHÍ CHẤT LƯỢNGTẠI DOANHNGHIỆP SẢN XUẤT
LÊ HIẾU HỌC -
Đại học Bách khoa Hà Nội
Lợi ích của mô hình Chi phí chất lượng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm đã được trao đổi trong
nhiều công bố khoa học như Campanella (1990), Feigenbaumn (1961), Juran (1951, 1988), Keller and
Pyzdek (2013).... Tuy nhiên, làm thế nào để ứng dụng và triển khai hiệu quả mô hình này luôn là một câu
hỏi đặt ra với các nhà quản lý. Bài viết chia sẻ kinh nghiệm của một doanh nghiệp sản xuất đã áp dụng
thành công mô hình Chi phí chất lượng, từ đó đề xuất một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Từ khoá: Chi phí chất lượng, ứng dụng, chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam
1...,41,42,43,44,45,46,47,48,49,50 52,53,54,55,56,57,58,59,60,61,...90
Powered by FlippingBook