5.1. So ky 2 thang 11 - page 54

56
Hoàn thiện khung khổ pháp lý
cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ
thông tin, hoạt động thanh toán tại Việt Nam đã có
những bước tiến vượt bậc, đáp ứng nhu cầu của nền
kinh tế. Hành lang pháp lý về hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt cũng dần được kiện toàn, cơ sở
hạ tầng đã được hệ thống ngân hàng chú trọng và
đầu tư đổi mới, hiện đại hóa.
Nhiều phương thức thanh toán không dùng tiền
mặt trên nền tảng công nghệ hiện đại cũng đã được
nghiên cứu, đưa vào triển khai, áp dụng phù hợp với
xu thế thanh toán quốc tế. Cụ thể như: Năm 2010,
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và
Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) đã được ban hành,
trong đó đã bổ sung một số quy định trong lĩnh vực
thanh toán. Tiếp đó, một số văn bản Luật như: Luật
Giao dịch điện tử, Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật
Các công cụ chuyển nhượng… cũng được ban hành,
góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động
của hệ thống thanh toán.
Thực hiện các chủ trương, chính sách trên, Chính
phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn
bản quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện pháp lý
cho hệ thống ngân hàng phát triển dịch vụ thanh toán
mới cũng như tạo sự yên tâm cho người sử dụng dịch
vụ, đó là: Nghị định số 35/2007/NĐ-CP quy định về
giao dịch điện tử hoạt động ngân hàng; Nghị định
101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt;
Nghị định 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền
mặt; Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua
tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách
nhà nước và một số văn bản khác liên quan trong lĩnh
vực tài chính và thương mại.
Với nền tảng, cơ sở chính sách trên, hệ thống
ngân hàng thương mại (NHTM) đã triển khai nhiều
bước đi cụ thể và từng bước tạo lập được một hệ
thống cơ sở hạ tầng công nghệ thanh toán tiên tiến,
tạo sự chuyển biến tích cực đối với việc phát triển
thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực
công, doanh nghiệp...
Khảo sát cho thấy, hệ thống thanh toán điện tử
liên ngân hàng kết nối với 66 đơn vị thuộc NHNN và
gần 800 đơn vị thành viên trực tiếp thuộc 97 TCTD
trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán
tức thời với số lượng giao dịch thanh toán ngày càng
tăng của nền kinh tế.
Hầu hết các NHTM đã thiết lập được hệ thống
ngân hàng lõi (core banking), phát triển hệ thống
thanh toán nội bộ với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến,
cho phép cung ứng các dịch vụ, phương tiện thanh
toán hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.
Việc phát triển dịch vụ giao dịch, chuyển khoản
để hạn chế thanh toán bằng tiền mặt cũng được các
NHTM quan tâm phát triển thông qua việc phối hợp
với cơ quan quản lý nhà nước triển khai dịch vụ thu
ngân sách. Điển hình như: Ký thỏa thuận hợp tác
với Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục
Thuế triển khai thu hộ ngân sách nhà nước, bảo lãnh
thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương
thức điện tử...
Ngoài ra, để gia tăng tiện ích và đáp ứng tối đa
nhu cầu giao dịch của khách hàng, các ngân hàng
triển khai thêm tính năng chuyển khoản theo lô và
chuyển khoản định kỳ đối với dịch vụ ngân hàng
điện tử. Cụ thể, với tính năng chuyển khoản theo lô,
GIẢI PHÁP ĐẨYMẠNHHOẠT ĐỘNG
THANHTOÁNKHÔNGDÙNGTIỀNMẶT ỞVIỆT NAM
ThS. NGUYỄN MINH THỦY -
Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt góp phần đưa thị trường thanh toán tại Việt Nam phát triển
theo hướng đổi mới, hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và phù hợp với tiến trình hội
nhập quốc tế. Thời gian qua, Chính phủ và ngành Ngân hàng đã và đang nỗ lực hoàn thiện khung khổ
pháp luật hỗ trợ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển. Đến nay, phương thức thanh toán
này đang được nghiên cứu đưa vào áp dụng đồng bộ trên nền tảng công nghệ hiện đại với nhiều tính năng
ưu việt trong toàn hệ thống ngân hàng.
Từ khóa: Ngân hàng, Chính phủ, tiền mặt, thị trường, hội nhập, công nghệ thông tin
TÍN DỤNG - NGÂN HÀNG
1...,44,45,46,47,48,49,50,51,52,53 55,56,57,58,59,60,61,62,63,64,...90
Powered by FlippingBook