5.1. So ky 2 thang 11 - page 58

60
TÍN DỤNG - NGÂN HÀNG
Quan điểm trên thế giới về lãi suất cho vay
của tổ chức tài chính đến người nghèo
Dịch vụ tài chính vi mô được F.W.Raiffeisen sáng
lập và áp dụng đầu tiên tại Đức vào những năm
1860 để đối phó với vấn đề tín dụng trong nông
nghiệp, nghề thủ công, công nghiệp nhỏ ở các vùng
nông thôn đúng vào thời kỳ công nghiệp hoá diễn
ra nhanh chóng. Một trong số hoạt động khác liên
quan tới lịch sử của tài chính vi mô là “hụi”, “họ”
- nhóm tiết kiệm và tín dụng phi chính thức hoạt
động phổ biến trong đời sống người dân dựa trên
nguyên tắc quay vòng. Hình thức chơi hụi được biết
đến từ thế kỷ XVI ở khắp nơi trên thế giới: Châu Phi,
Caribe, Indonesia, Philipines, Ấn Độ... và hiện nay
vẫn tồn tại ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, có thể nói rằng tài chính vi mô được
tái khởi xướng bắt nguồn từ những phát hiện
quan trọng trong những năm 1970. Giáo sư kinh tế
Mohamed Yunus ở Bangladesh thử nghiệm đi đến
kết luận rằng: Số tiền rất nhỏ cũng có thể giúp người
dân nghèo thực hiện một vài hoạt động sinh lợi và
nhiều trường hợp như vậy đã thoát khỏi đói nghèo.
Do vậy, sau đó, ông sáng lập Ngân hàng Grameen
mà đến nay đã và đang phục vụ hàng triệu lượt
khách hàng nghèo. Cột mốc quan trọng gần đây
là năm 2005 được Liên Hiệp Quốc lấy làm “Năm
Quốc tế về Tài chính vi mô” và đến năm 2006, giải
thưởng Nobel Hòa bình được trao cho nhà kinh tế
học Mohamed Yunus và Ngân hàng Grameen do
ông sáng lập như sự tôn vinh cá nhân cũng như
việc tái sáng tạo ngành Tài chính vi mô trên phạm
vi toàn cầu.
Những biến động của kinh tế toàn cầu, đặc biệt
là sự xuất hiện các cuộc khủng hoảng tài chính trên
toàn cầu cũng làm nảy sinh những quan điểm trái
chiều về tài chính vi mô. Trong đó, vấn đề trọng tâm
nhất trong lĩnh vực tài chính vi mô đó áp dụng lãi
suất, cụ thể gồm: i) Cần duy trì lãi suất thấp để hỗ
trợ người nghèo?; ii) Lãi suất cho vay theo tín hiệu
thị trường và bù đắp đầy đủ các chi phí hoạt động.
Trên thế giới hiện có các quan điểm khác nhau
về lãi suất cho vay của tổ chức tài chính đến người
nghèo. Quan điểm của Mohammad Yunus được
MacFaquhar (2010) trích dẫn: “Tín dụng vi mô nên
được xem như một cơ hội để giúp mọi người thoát
nghèo đói nhưng không phải là cơ hội để kiếm tiền
của người nghèo”. Đây không phải là lần đầu tiên
vấn đề này được nêu ra, điều này cho thấy vấn đề
lãi suất của tài chính vi mô cần được xem xét trên
nhiều góc độ, lãi suất quá cao được hiểu như cách
kiếm tiền từ người nghèo.
Nghiên cứu của Jonathan Bauchet, Cristobal
Marshall, Laura Starita, Jeanette Thomas, Anna
Yalouris (2011) có tên “Những phát hiện mới nhất
từ đánh giá ngẫu nhiên của Tài chính vi mô” cũng
tham gia tranh luận về một số trường hợp tài chính
vi mô thất bại dựa trên luận điểm cho rằng người
nghèo khó có thể hoàn trả một mức lãi suất tương
đối cao. Trong khi đó, Epstein và Smith (2007) cho
rằng, hầu hết các tổ chức phi chính phủ về tài chính
vi mô đã tính lãi suất trung bình khoảng 30% để
trang trải các rủi ro vỡ nợ và chi phí giao dịch và chỉ
ra rằng tài chính vi mô đã có thêmmột sắc thái khác,
gần với cho vay nặng lãi.
Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều nghiên cứu phản ánh
chiều ngược lại. Điển hình như theo nghiên cứu của
Li & Zhou (2012) thì lãi suất cho vay của tài chính vi
BÀNVỀ LÃI SUẤT CHOVAY
CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNHVỚI NGƯỜI NGHÈO
TS. LÊ KIÊN CƯỜNG -
Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Trên thế giới, lĩnh vực tài chính vi mô đã phổ biến từ khá lâu. Dù phát triển muộn, nhưng tại Việt Nam,
lĩnh vực này cũng đang có những bước tiến dài nhờ chính sách khuyến khích của Chính phủ và sự hỗ trợ
tài chính của các tổ chức tài chính quốc tế. Tuy nhiên, trong chặng đường đó, vẫn còn có những quan điểm
khác nhau về lãi suất cho vay của tổ chức tài chính đến người nghèo. Bài viết hệ thống lại những quan
điểm trên thế giới về lãi suất cho vay của tổ chức tài chính đến người nghèo và chặng đường thực tế tại
Việt Nam, từ đó đề xuất khuyến nghị này cho thời gian tới.
Từ khóa: Tài chính vi mô, lãi suất, tín dụng, nhu cầu vốn
1...,48,49,50,51,52,53,54,55,56,57 59,60,61,62,63,64,65,66,67,68,...90
Powered by FlippingBook