5.1. So ky 2 thang 11 - page 59

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
61
mô cao hơn lãi suất ngân hàng nhưng vẫn còn thấp
hơn rất nhiều khu vực tài chính phi chính thức. Số
tiền vay ít, chu kỳ ngắn, nhu cầu vốn gấp và mong
muốn duy trì khả năng tiếp cận nhiều lần trong
tương lai thì tài chính vi mô là lựa chọn tốt nhất.
Nghiên cứu của Banerjee (2012) cho thấy, các bằng
chứng trong nhiều trường hợp tín dụng vi mô đã
tạo điều kiện sáng tạo và tác động đến sự phát triển
của doanh nghiệp, tạo ra sự tự tin và khả năng làm
chủ trong doanh nghiệp...
Quan điểm tại Việt Nam về lãi suất cho vay
của tổ chức tài chính vi mô đến người nghèo
Tại Việt Nam, lĩnh vực tài chính vi mô tuy còn
non trẻ nhưng ngày càng được Chính phủ quan
tâm hơn. Bên cạnh đó, trong những năm qua, đã
có sự tiếp cận độc đáo của tài chính vi mô tới người
nghèo, đặc biệt là sự ủng hộ, tài trợ của nhiều tổ
chức tài chính quốc tế tạo cơ hội cho sự phát triển
của tài chính vi mô tại Việt Nam.
Những năm trước đây, đặc biệt là giai đoạn 2001-
2011, nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan,
không ít tổ chức tài chính vi mô bị chững lại, các dự
án, các chương trình có hợp phần tài chính vi mô lần
lượt đóng cửa, quỹ vốn quay vòng được thu gom,
sử dụng cho mục đích khác... bức tranh tài chính
vi mô tương đối ảm đạm. Tuy nhiên, hiện vẫn có
những tổ chức vượt khó vươn lên, Quỹ Trợ vốn cho
người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) do Liên
đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh sáng lập, có tầm
nhìn, chiến lược rõ ràng nên CEP đã sớm tạo cho
mình một pháp nhân độc lập, được chính quyền và
các ngành chức năng từ Thành phố tới Trung ương
ủng hộ, nên CEP không ngừng tăng trưởng mạnh
mẽ, có vị trí quan trọng trong lĩnh vực tài chính vi
mô tại Việt Nam hiện nay.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của CEP đạt
khoảng 27% với tổng tài sản quản lý gần hai nghìn
tỷ đồng và gần 500 nhân viên, tỷ lệ nợ xấu trung
bình nhỏ hơn 0,36% (rất thấp). Đây là một minh
chứng có tính thuyết phục cao về sự phát triển bền
vững của CEP. Đến nay, CEP tiếp tục phát triển và
mở rộng, tạo được vị thế và tiếp cận được tới hàng
chục ngàn người lao động nghèo TP. Hồ Chí Minh
cũng như các tỉnh lân cận.
Tuy nhiên, hiện nay đang có những quan điểm trái
chiều nhau về hoạt động của CEP. Những quan điểm
này vừa có tính riêng biệt vừa điển hình cho tài chính
vi mô trong nước cũng như quốc tế trong quá trình
phát triển hiện tại và tương lai. Cụ thể, Lê Hoài Ân
(2016) đã nhấn mạnh đến các vấn đề của CEP, gồm:
Một là,
việc một tổ chức tài chính vi mô phi lợi
nhuận cho vay với lãi suất gần 20% trong khi chi
phí huy động chưa tới 3% là một điều không hợp
lý về phương diện xã hội. CEP có thể lý luận rằng,
rủi ro của việc thực hiện các khoản vay không có tài
sản đảm bảo là rủi ro hơn nhiều so với các khoản
vay thương mại của các ngân hàng thương mại
hiện nay. Tuy nhiên, mức tỷ lệ nợ xấu thấp trong
nhiều năm (trung bình 0,35%) đã thể hiện những
món vay đối với người nghèo không phải quá cao.
Đồng thời, những khoản vay nhỏ cho số lượng lớn
người vay đã giảm thiểu rủi ro của danh mục cho
vay rất nhiều. Nếu mục đích là hỗ trợ cộng đồng
thì lãi suất cho vay tối đa của CEP không nên vượt
quá lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại
trên cùng đối tượng.
Hai là,
hiệu quả tài chính của quỹ CEP quá cao và
điều đó được hiểu là đang đánh đổi bằng mức phúc
lợi mà người nghèo có thể nhận được thì vấn đề này
có đi ngược lại với tôn chỉ hoạt động ban đầu của
quỹ hay không là vì người nghèo hay không.
Hai quan điểm trên phản ánh sự tương đồng
với góc nhìn của nhiều tác giả khác trên thế giới về
tài chính vi mô. Như mọi tổ chức hay hoạt động
doanh nghiệp thông thường, tổ chức chính vi mô
cần duy trì mức lãi suất hợp lý nhằm hướng đến
các mục đích: (i) Thỏa mãn nhu cầu vay vốn của
người nghèo và bảo vệ người nghèo khỏi nạn cho
vay nặng lãi, thực hiện mục tiêu xã hội; (ii) Duy trì,
đảm bảo sự tồn tại bền vững của tổ chức tài chính vi
mô, phải trang trải đủ các chi phí và tích lũy để dự
phòng và phát triển.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng cho rằng,
cũng cần xem xét và nhìn nhận một cách công bằng
về mức lãi suất của CEP, liệu rằng có thực sự cao hay
không trong toàn cảnh chung của thị trường tài
chính Việt Nam gần đây. Để làm rõ điều này, tác
giả đã thực hiện khảo sát sơ bộ thị trường vay phi
chính thức tại TP. Biên Hòa, thị xã Long Khánh,
huyện Trảng Bom của tỉnh Đồng Nai. Kết quả
được minh họa ở bảng 2.
Kết quả này cũng không có sự sai lệch đáng
kể so với các công bố của báo chí về khu vực tài
chính phi chính thức hay đơn thuần là tiệm cầm
BẢNG 1: SƠ LƯỢC THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG QUỸ CEP TỪ (2009 – 2014)
TT Khoản mục 2009 2010 2011 2012 2013 2014
1 Tổng tài sản
(tỷ đồng)
550 793 972 1236 1513 1856
2 Tỷ lệ nợ xấu
0.004 0.004 0.003 0.004 0.003 0.004
3 Số nhân viên
300 339 371 399 466 492
Nguồn: Quỹ CEP 2016
)
1...,49,50,51,52,53,54,55,56,57,58 60,61,62,63,64,65,66,67,68,69,...90
Powered by FlippingBook