5.1. So ky 2 thang 11 - page 6

8
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Kế hoạch tài chính trung hạn - Những mục tiêu lớn
Nền tài khóa chỉ bền vững khi kiểm soát được các
nguồn thu chi, hướng tới nguồn ngân sách cân bằng
và ổn định. Ðể quản lý một cách hiệu quả, tiết kiệm
nguồn lực, mỗi quốc gia đều phải sử dụng những
cách thức nhất định để soạn lập kế hoạch ngân sách
sát với khả năng thu, từ đó cân đối mức độ chi và
phân bổ ngân sách vào những mục tiêu nhất định.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng kế hoạch
ngân sách trung hạn, nhờ đó góp phần bảo vệ ngân
sách nhà nước (NSNN) trước các cú sốc kinh tế.
Theo ông Marc Christoph Schumacher – Trưởng
nhóm Dự án hiện đại hóa nền tài chính công của
Liên minh châu Âu (EU), việc lập kế hoạch tài chính
trung hạn sẽ giải quyết các hạn chế thường thấy
trong ngân sách hàng năm. Qua đó, góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý chi tiêu công, là tiền đề để đạt
được 3 mục tiêu lớn của quản lý chi tiêu công đó là:
tính tuân thủ tài khóa, hiệu suất phân bổ và hiệu
suất kỹ thuật.
Tại Việt Nam, thực tế cho thấy, việc lập dự toán
NSNN hàng năm đã phát sinh nhiều bất cập trong
quản lý, điều hành ngân sách. Dự toán NSNN hàng
năm có ưu điểm nổi bật là tính chính xác cao so với
các kế hoạch tài chính trung hạn, do thời gian dự
báo ngắn, dễ làm, dễ thực hiện, nhưng lại thiếu tính
linh hoạt, chủ động trước các biến động lớn về kinh
tế, xã hội, môi trường... Việc lập dự toán NSNN
hàng năm đã không lường trước được các rủi ro sẽ
xảy ra 3- 5 năm sau đó, do đó không có giải pháp
phù hợp để hạn chế bội chi, kiểm soát nợ công vào
những năm kinh tế phát triển thuận lợi, dành dư địa
cho những năm khó khăn. Vì vậy, khi tăng trưởng
nền kinh tế có xu hướng giảm sút, nguồn thu NSNN
gặp khó khăn thì cả bội chi ngân sách và dư nợ công
đều có xu hướng tăng mạnh, bội chi NSNN trong
một số năm qua đã có lúc vượt ngưỡng cho phép.
Hơn nữa, dự toán NSNN hàng năm có xu hướng
tập trung vào các nhu cầu cụ thể của từng năm, dẫn
tới phân tán nguồn lực, chưa tập trung vào các ưu
tiên chiến lược trong trung, dài hạn của nền kinh tế
và tổng hợp nhu cầu của các năm thường vượt khả
năng cân đối nguồn lực trong cả giai đoạn.
Trước thực trạng đó, nhiều chuyên gia, nhà quản
lý thống nhất cho rằng, việc lập kế hoạch tài chính
trung hạn là cần thiết. Dẫn chứng cụ thể hơn về vấn
đề này, có thể thấy, giai đoạn 2004 - 2009, Bộ Tài
chính đã tổ chức thực hiện thí điểm lập kế hoạch tài
chính và chi tiêu trung hạn 3 năm ở 4 Bộ: Giáo dục
và đào tạo, Y tế, Giao thông, Nông nghiệp Phát triển
nông thôn và 03 địa phương: Hà Nội, Vĩnh Long,
Bình Dương.
Kết quả thí điểm cho thấy, việc lập kế hoạch
tài chính và chi tiêu trung hạn bước đầu đã tạo ra
những chuyển biến tích cực đối với công tác quản
lý tài chính - NSNN và quản lý nợ trên phạm vi cả
nước và thu hút được sự quan tâm của hơn 20 bộ, cơ
quan trung ương và khoảng 30 địa phương. Qua đó,
góp phần nâng cao chất lượng công tác dự báo các
chỉ tiêu kinh tế - xã hội và tài chính - NSNN trong
trung hạn và hàng năm; nâng cao hiệu quả phân bổ,
quản lý và sử dụng ngân sách.
Thực tế cho thấy, một trong những hạn chế trong
quản lý tài chính – NSNN thời gian qua được chỉ
ra là cân đối chi chưa gắn với khả năng thu, vay nợ
chưa gắn với khả năng trả nợ và trách nhiệm bố trí
nguồn trả nợ, bội chi NSNN còn cao, nợ công tăng
nhanh. Do đó, Kế hoạch tài chính trung hạn - 5 năm
lần đầu tiên (2016-2020) đã được Chính phủ, Bộ Tài
chính xây dựng trình Quốc hội. Tại kỳ họp thứ 2,
KẾ HOẠCHTÀI CHÍNH5NĂMQUỐC GIA
2016 - 2020VÀNHỮNGĐỔI MỚI TÍCH CỰC
NGUYỄN THỊ THU -
Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh
Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016 – 2020 lần đầu tiên được xây dựng và trình Quốc hội tại kỳ họp
thứ 2, khóa XIV (tháng 11/2016) với mục tiêu khắc phục các hạn chế trong quản lý tài chính ngân sách
thời gian qua. Kế hoạch hướng tới việc huy động và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, đảm bảo an toàn nợ
công, đảm bảo tính bền vững của ngân sách. Với 428 đại biểu Quốc hội tán thành (chiếm 86,64%), sáng
9/11/2016, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn
2016-2020. Bài viết phân tích những nội dung chủ yếu và quan trọng của Nghị quyết này.
Từ khoá: Tài chính ngân sách, kế hoạch tài chính 5 năm, ngân sách nhà nước
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...90
Powered by FlippingBook