5.1. So ky 2 thang 11 - page 60

62
TÍN DỤNG - NGÂN HÀNG
đồ niêm yết công khai. Theo Ngân hàng nhà nước
Việt Nam (2015), lãi suất cho vay tiêu dùng của các
công ty tài chính hiện đang ở mức 20 - 35%.
Có thể kết luận là lãi suất của CEP thấp hơn cả các
công ty tài chính và thấp hơn nhiều so với các loại
hình khác trên thị trường phi chính thức. Như vậy,
người nghèo khi mua phân bón, cây giống, thuốc
trừ sâu, thức ăn chăn nuôi hay các vật dụng hay
phương tiện như xe máy, máy công cụ cầm tay…
thì tín dụng của quỹ CEP rõ ràng đang là lựa chọn
kinh tế tối ưu hơn.
Thông thường, người nghèo vay tiền để đầu tư
vào những mục đích ngắn hạn, trung hạn có khả
năng sinh lời với số tiền không lớn, điều này sẽ
giúp sớm cải thiện thu nhập và nâng cao khả năng
chi trả. Theo tính toán của họ, thu nhập từ cơ hội
đầu tư đó có thể cao hơn nhiều so với lãi suất họ
phải trả, những cơ hội đó thường nhỏ và xuất hiện
không thường xuyên nên không là mục tiêu của
những nhà đầu tư lớn. Đôi khi, việc tăng năng suất
lao động trong một giai đoạn nhất định cũng là mục
tiêu sinh lời ngắn hạn. Khi đó, người nghèo thường
trao đổi với nhân viên quỹ CEP qua hình thức trò
chuyện chứ không phải lập dự án kinh doanh để
vay ngân hàng hay cầm cố tài sản. Vì vậy, vấn đề đặt
ra thường là có vay được không, chứ không phải là
vay nhanh chóng hay không, vay có an toàn không?
Đặc biệt, quan trọng hơn là vấn đề trả lãi cao hay
thấp hơn một vài phần trăm? Một đặc điểm vượt
trội của CEP và tài chính vi mô đó là mọi giao dịch
thường diễn ra tại nhà khách hàng (hộ nghèo) giúp
giảm chi phí và xóa đi sự trở ngại do khoảng cách
địa lý cũng như gia tăng sự thân thiện, hiểu biết
giữa người vay - cho vay.
Một số kết luận và kiến nghị
Hiện nay, dù có những ý kiến tranh luận xung
quanh về tác động của lãi suất tài chính vi mô đối
với người nghèo, song những ý kiến chiều ngược lại
dường như chưa đủ lớn để lấn át quan điểm rộng
hơn về tính tích cực của tài chính vi mô đối với
người nghèo. Qua những dẫn chứng và phân tích ở
trên, đối với vấn đề lãi suất cho vay của các tổ chức
tài chính vi mô đối với người nghèo, bài viết đề xuất
một vài kiến nghị sau đây:
Một là,
lãi suất tài chính vi mô nên cao hơn lãi
suất ngân hàng thương mại và thấp hơn lãi suất
khu vực phi chính thức. Đây sẽ là đòn bẩy giữ vai
trò là công cụ đắc lực cho công cuộc giảm nghèo,
duy trì và phát triển hoạt động tài chính vi mô,
đảm bảo an toàn, hiệu quả và bền vững cho hoạt
động này.
Hai là,
tiếp tục hoàn thiện những quy định
pháp luật riêng cho tài chính vi mô, cho phép
tổ chức tài chính vi mô áp dụng khoảng lãi suất
rộng hơn so với các lãi suất cho vay của ngân
hàng thương mại, điều này sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho cả tổ chức tài chính vi mô và người
nghèo. Mặt khác, lãi suất cao hơn của tài chính
vi mô thúc đẩy thị trường tài chính vi mô phát
triển, giảm bớt gánh nặng tài chính của Chính
phủ bằng cách khuyến khích hình thành thêm
nhiều tổ chức tài chính vi mô, tham gia cấp vốn
tín dụng cho người nghèo.
Ba là,
trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là do
cung cầu quyết định, khi thiếu vắng các tổ chức
tài chính vi mô thì hầu như chắc chắn giá cả của
khoản tín dụng (thể hiện qua lãi suất) sẽ cao hơn
và khi thực sự có cạnh tranh giữa các tổ chức tài
chính vi mô thì người vay hay người nghèo khu
vực đó chắc chắn được hưởng lợi cả về lãi suất và
dịch vụ.
Tài liệu tham khảo:
1. Banerjee, Abhijit (2012), “The miracle of microfinance? Evidence from a
randomized evaluation” Retrived 17 April 2012;
2. Epstein, K., & Smith, G (2007), The ugly side of microlending. Businessweek,
2007, December 13;
3. Jonathan Bauchet, Cristobal Marshall, Laura Starita, Jeanette Thomas, and
Anna Yalouris (2011), Latest Findings from Randomized Evaluations of
Microfinance Consultative Group to Assist the Poor, The World Bank, 2011;
4. Lê Hoài Ân (2016), Đánh giá lại vai trò của các tổ chức Tài chính vi mô nhà
nước (tr.72-83), Hội thảo khoa học – Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh,
2016;
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Phát triển thị trường cho vay tiêu
dùng đúng hướng. Retrived 4 May, 2016;
6. Một số trang web: cep.org.vn, sbv.gov.vn...
Lãi suất của Quỹ Trợ vốn cho người lao động
nghèo tự tạo việc làm thấp hơn cả các công ty
tài chính. Người nghèo khi mua phân bón, cây
giống, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi hay các
vật dụng hay phương tiện như xe máy, máy
công cụ cầm tay… thì tín dụng của Quỹ rõ ràng
là lựa chọn kinh tế tối ưu hơn.
BẢNG 2: LÃI SUẤT MỘT SỐ HÌNH THỨC VAY PHI CHÍNH THỨC
TT Tiêu chí
Lãi suất (%/năm)
1 Vay ngày
96,5 - 405,7
2 Vay tuần
63,9 - 92,4
3 Vay tháng
30,4 - 35,6
4 Vay năm
25,3 - 30,2
Nguồn: Khảo sát của tác giả
1...,50,51,52,53,54,55,56,57,58,59 61,62,63,64,65,66,67,68,69,70,...90
Powered by FlippingBook