5.1. So ky 2 thang 11 - page 64

66
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
2016, Giải thưởng do tổ chức Giải thưởng Du
lịch thế giới World Travel Awards (WTA) trao
nhân dịp phát động lần thứ 23 khu vực châu Á
và châu Đại Dương.
Để đạt được kết quả đáng tự hào trên, trong
những năm qua Đà Nẵng đã và đang phấn đấu trở
thành một Thành phố du lịch năng động với nhiều
lễ hội và sự kiện mang tầm cỡ quốc tế. Từ năm
2008 đến nay, cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc
tế Đà Nẵng đã đánh dấu sự trưởng thành về “sự
kiện” của TP. Đà Nẵng. Năm 2013, Thành phố phối
hợp với Công ty World Marathon (Mỹ), Công ty
Pulse Active (Việt Nam) tổ chức cuộc thi marathon
quốc tế và từ đó đến nay đã trở thành một sự kiện
thể thao mang tầm quốc tế, một trong những sự
kiện thể thao sôi nổi, được đông đảo người dân, du
khách, vận động viên chuyên nghiệp trong nước và
quốc tế tham gia.
Đặc biệt, trong năm 2016, cùng với nhiều sự
kiện quan trọng mang tầm cỡ quốc gia và quốc
tế lớn được tổ chức tại Đà Nẵng như: Cuộc đua
thuyền buồm vòng quanh thế giới Clipper Race
2015-2016 (tháng 2/2016); Hội chợ Du lịch quốc
tế về nghỉ dưỡng biển và M.I.C.E (Tháng 6/2016),
Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á (tháng 9/2016)…
không thể không kể đến một sự kiện tầm cỡ sẽ diễn
ra trong năm 2017 là Tuần lễ cấp cao APEC (2017)
đưa cái tên Đà Nẵng ngày càng đến gần hơn với
bạn bè quốc tế.
Làm gì để thúc đẩy kinh tế du lịch Đà Nẵng?
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thời
gian tới, du lịch Đà Nẵng cần tiếp tục khắc phục
một số tồn tại, hạn chế sau:
Thứ nhất,
nguồn nhân lực du lịch mặc dù đã
được cải thiện, song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu và
chưa chuyên nghiệp. Nhân viên du lịch thiếu kỹ
năng, nhất là kỹ năng mềm dẫn tới tình trạng một
số nhân viên, quản lý có thái độ và hành vi chưa
phù hợp gây bức xúc cho du khách, ảnh hưởng đến
hình ảnh chung của du lịch Thành phố.
Thứ hai,
các sản phẩm du lịch hiện có chưa phong
phú, chưa có nhiều sản phẩm lưu niệm mang tính
đột phá, biểu trưng cao cho du lịch Thành phố.
Thứ ba,
dịch vụ vui chơi giải trí về đêm vẫn còn
đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách,
thiếu quỹ đất để hình thành các cụm mua sắm –
vui chơi giải trí, nhất là giải trí về đêm.
Thứ tư,
môi trường du lịch vẫn còn tồn tại các
vấn đề an ninh trật tự xã hội, tình trạng bán hàng
rong, ăn xin trá hình vẫn còn xảy ra tại một số
điểm tập trung đông khách du lịch…
Để khắc phục những hạn chế và nâng cao
thương hiệu du lịch Đà Nẵng, bài viết đề xuất một
số giải pháp sau:
Một là,
tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Hai là,
cơ quan chức năng cần có biện pháp triệt
để xưa lý nạn chém chặt, chèo kéo nhằm bảo vệ
quyền lợi cho du khách. Những hạt sạn này tuy
không diễn ra nhiều nhưng sẽ ảnh hưởng đến
thương hiệu của Du lịch Đà Nẵng.
Ba là,
ngành Du lịch Đà Nẵng cần chú trọng
phát triển nguồn nhân lực du lịch, nâng cao chất
lượng phục vụ như: đào tạo và nâng cao tay nghề
đội ngũ nhân viên phục vụ ngành Du lịch thông
qua việc đóng góp ý kiến với các cơ sở giáo dục
đào tạo để đổi mới chương trình đào tạo phù hợp
với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu của doanh
nghiệp; Thành lập Trung tâm sát hạch chất lượng
nhân lực du lịch và tiến hành khảo sát, thống kê
cung cấp thông tin về nguồn nhân lực và nhu cầu
xã hội để các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo về
du lịch xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo,
bồi dưỡng; Hỗ trợ mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ, trong đó chú trọng bồi dưỡng kiến
thức thị trường, ngoại ngữ và nghiệp vụ chuyên
sâu cho doanh nghiệp.
Đồng thời, tăng cường nguồn lực và nâng cao
tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến, quảng
bá du lịch Đà Nẵng; Triển khai các chương trình
quảng bá, xúc tiến du lịch thành phố tại các nước
có đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng và các thị
trường tiềm năng thông qua việc tham gia các hội
chợ, triển lãm du lịch quốc tế; Xuất bản các ấn
phẩm du lịch, đặc biệt là xây dựng các đoạn phim
ngắn, video clip giới thiệu du lịch Đà Nẵng trên các
kênh mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại
chúng. Ngoài những vấn đề trên, Đà Nẵng cũng
cần tập trung cải thiện và nâng cao chất lượng của
dịch vụ y tế để du khách yên tâm hơn khi đến vãn
cảnh và nghỉ dưỡng.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2007), Tài liệu khóa tập huấn về bảo
vệ môi trường du lịch cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, tổ chức tại
TP. Đà Nẵng;
2. Chỉ thị số 16/2006/CT-UBND ngày 25/05/2006 của UBND TP. Đà Nẵng về
việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn
hóa - văn minh đô thị và tăng cường biện pháp xử lý các hành vi vi phạm
trên địa bàn thành phố;
3. Lê Đức Viên (2008), Chiến lược phát triển du lịch TP. Đà Nẵng đến 2015;
4. Niên giám thống kê Đà Nẵng, NXB Thống kê;
5. Báo cáo thống kê thực trạng du lịch ở Đà Nẵng, Sở Văn hóa- Thể Thao và
Du lịch Đà Nẵng.
1...,54,55,56,57,58,59,60,61,62,63 65,66,67,68,69,70,71,72,73,74,...90
Powered by FlippingBook