5.1. So ky 2 thang 11 - page 66

68
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
lịch phát triển như điều chỉnh Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030, hoàn thiện quy hoạch hệ thống cơ sở
lưu trú trên địa bàn đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030… Đồng thời, tiếp tục triển khai
quảng bá hình ảnh của Đà Nẵng, xúc tiến mở
nhiều đường bay mới như Bangkok - Đà Nẵng,
Đài Loan - Đà Nẵng. Trung tâm hỗ trợ du khách
phát huy hiệu quả, đã cung cấp, xử lý thông tin
cho hơn 40.350 lượt khách nước ngoài. Ngành du
lịch đã triển khai các hoạt động liên kết phát triển
du lịch 3 địa phương Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng
và Quảng Nam, cùng cộng đồng DN du lịch tăng
cường công tác phối hợp, kết nối phát triển sản
phẩm du lịch, góp phần làm đa dạng thêm các
tour tuyến, thu hút du khách đến với Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, nhằm tạo niềm tin cho du khách,
Thành phố thường xuyên chỉ đạo các ngành, địa
phương thường xuyên kiểm tra, xử lý tình trạng
ăn xin biến tướng, bán hàng rong, đeo bám, chèo
kéo du khách. Tính đến tháng 11/2016, Sở Du lịch
Đà Nẵng đã tiến hành hơn 80 lượt thanh-kiểm tra,
ban hành 77 quyết định xử phạt vi phạm hành
chính với giá trị 658,3 triệu đồng, tăng gấp 3 lần
so với năm 2015 và tước giấy phép lữ hành quốc
tế 24 tháng đối với 2 công ty lữ hành cho nước
ngoài mượn tư cách pháp nhân để hoạt động lữ
hành quốc tế, 1 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc
tế không có giấy phép lữ hành quốc tế...
Kết cấu hạ tầng du lịch cũng được Thành phố đầu
tư phát triển mạnh. Nhiều đường bay quốc tế trực
tiếp đến Đà Nẵng đã được mở. Đến nay, thành phố
có 23 đường bay, trong đó có 9 đường bay trực tiếp
thường kỳ và 14 đường bay trực tiếp thuê chuyến.
Đến cuối năm 2015, toàn Thành phố cũng có gần 200
đơn vị kinh doanh lữ hành, 478 khách sạn với 17.671
phòng, trong đó có 88 khách sạn 3-5 sao với 9.066
phòng. Từ chỗ chỉ có một thương hiệu quốc tế, đến
nay Đà Nẵng đã có các thương hiệu lớn, như: Accor,
Hyaft, Melia, Crown, Intercontinental, Mercure và
Novotel...
Trong năm 2017, khi Việt Nam tổ chức sự kiện
APEC thu hút 21 nguyên thủ của 21 nền kinh tế
thành viên APEC và 15.000 quan khách, trong đó Đà
Nẵng là một trong những thành phố được tham gia
tổ chức, kỳ vọng lượng khách sẽ tiếp tục tăng lên.
Dự kiến, mục tiêu năm 2017, Đà Nẵng sẽ tiếp tục
đẩy mạnh phát triển, đưa du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch biển cao cấp, mang
tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Đà Nẵng dự kiến năm
2017 ngành Du lịch Thành phố sẽ đón 6,1 triệu lượt
khách, tăng 10,71% so với năm 2016, trong đó 1,9
lượt khách quốc tế và 4,2 triệu lượt khách nội địa.
Tổng thu du lịch năm 2017 ước đạt 17.870 tỷ đồng,
tăng 11,84% so với năm 2016.
Một số hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những kết quả tích cực, việc phát triển
du lịch Đà Nẵng còn một số hạn chế, bất cập sau:
Thứ nhất,
thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp
làm du lịch. Vì vậy, các sản phẩm du lịch ở Đà
Nẵng thường không ổn định về giá và luôn luôn
biến động, mùa hè thì đẩy giá quá cao trong khi
mùa đông lại thi nhau bán phá giá đã ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển thương hiệu du lịch
Đà Nẵng. Chính thực trạng “ăn xổi ở thì” đã khiến
ngành công nghiệp du lịch Đà Nẵng mất đi điểm
cộng trong lòng du khách thập phương.
Thứ hai,
đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du
lịch hiện nay cũng gặp khá nhiều bất cập, đó chính
là thực trạng thiếu liên kết giữa các trường đào
tạo với các doanh nghiệp khiến “cung không đáp
ứng đủ cầu”. Đà Nẵng có khoảng 12 cơ sở đào tạo
về du lịch, nhưng ở nhiều cơ sở, sinh viên khi học
tại trường ít có điều kiện trải nghiệm thực tế, chủ
yếu là học lý thuyết. Sinh viên ra trường vẫn thất
nghiệp, trong khi doanh nghiệp lại kêu “đói” nhân
lực hoặc nhân lực không đáp ứng đủ yêu cầu. Theo
các chuyên gia du lịch, vòng luẩn quẩn nếu không
có sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp thì
chất lượng nhân lực du lịch của thành phố sẽ không
đáp ứng được yêu cầu của xã hội đặt ra.
Thứ ba,
các sản phẩm du lịch hiện có chủ yếu là
phục vụ khách du lịch nội địa, chưa có nhiều các sản
phẩm đặc trưng hướng tới thị trường khách quốc
tế, chưa có nhiều sản phẩm lưu niệm mang tính đột
phá, biểu trưng cao cho du lịch TP. Đà Nẵng.
Thứ tư,
công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh
ra nước ngoài còn hạn chế, mới chỉ xúc tiến và
khai thác mạnh vào các thị trường truyền thống,
như: Australia, Mỹ, Pháp, Đức, Anh... Vì vậy,
chưa có nhiều hoạt động mở rộng và đa dạng
hóa thị trường.
Năm 2020, TP. Đà Nẵng đề ra mục tiêu đón
được 8 triệu khách, trong đó có 2 triệu khách
quốc tế và 6 triệu khách nội địa, tốc độ tăng
trưởng khách bình quân hằng năm giai đoạn
2016-2020 đạt 12,6%. Để phát triển thương
hiệu du lịch, TP. Đà Nẵng sẽ tiếp tục đổi mới và
tập trung xúc tiến du lịch có tính trọng điểm
theo thị trường, nghiên cứu mở rộng nguồn
khách đến từ thị trường mới, tiềm năng…
1...,56,57,58,59,60,61,62,63,64,65 67,68,69,70,71,72,73,74,75,76,...90
Powered by FlippingBook