5.1. So ky 2 thang 11 - page 67

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
69
Hướng đến mục tiêu
phát triển nhanh và bền vững
Năm 2020, TP. Đà Nẵng đề ra mục tiêu đón được
8 triệu khách, trong đó có 2 triệu khách quốc tế và 6
triệu khách nội địa, tốc độ tăng trưởng khách bình
quân hằng năm giai đoạn 2016-2020 đạt 12,6%. Theo
đó, để đạt được mục tiêu trên theo hướng phát triển
nhanh và bền vững, theo tác giả, ngành du lịch Đà
Nẵng cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
Một là,
đổi mới và tập trung xúc tiến du lịch có
tính trọng điểm theo thị trường, nghiên cứu mở
rộng nguồn khách đến từ thị trường mới, tiềm
năng. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch theo
hướng chuyên nghiệp hơn. Đầu tư cho hoạt động
nghiên cứu và phát triển thị trường, đặc biệt là các
thị trường khách quốc tế tiềm năng: Nhật Bản, Hàn
Quốc, Australia, châu Âu, Mỹ… Thực hiện công
tác quảng bá du lịch Đà Nẵng trên các kênh truyền
hình và các trang mạng có tiếng về du lịch, các kênh
truyền hình lớn của một số nước như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Mỹ, Australia…
Hai là,
tiếp tục triển khai Đề án Phát triển dịch vụ
TP. Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
triển khai Chương trình Phát triển du lịch 2016-
2020. Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm đón
tiếp và phân phối khách khu vực miền Trung-Tây
nguyên. Tiếp tục thu hút và mở thêm các đường bay
quốc tế đến Đà Nẵng, trong đó ưu tiên các đường
bay từ châu Âu và các thị trường gần, như: Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore.
Thực hiện quy hoạch tổng thể, đầu tư phát triển các
ngành dịch vụ gắn với sự kiện lễ hội; đồng thời phải
nâng cao năng lực tổ chức phục vụ của hệ thống cơ
sở hạ tầng, cơ sở cung ứng dịch vụ và cơ quan quản
lý Nhà nước đối với các sự kiện lớn.
Ba là,
tập trung đầu tư, xây dựng các sản phẩm
du lịch mới, khác biệt, độc đáo, có sức cạnh tranh
cao, ưu tiêu phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng
biển, MICE, mua sắm, văn hoá-tâm linh, sinh thái,
làng nghề; tập trung phát triển chiều sâu theo
hướng nâng cao chất lượng dịch vụ và tính chuyên
nghiệp, tăng cường công tác quản lý nhà nước, bảo
đảm môi trường du lịch phát triển bền vững. Các
doanh nghiệp chủ động tự xây dựng thương hiệu
cho riêng mình, bằng cách nâng cao chất lượng dịch
vụ, bảo đảm uy tín với khách hàng, có như vậy
sự liên kết giữa các doanh nghiệp mới bền vững,
hướng tới phát triển vì mục tiêu chung cho ngành
du lịch thành phố.
Bốn là,
tiếp tục xây dựng thương hiệu du lịch
Đà Nẵng là thiên đường nghỉ dưỡng, điểm đến an
toàn và thân thiện; Tăng cường gắn kết sản phẩm và
chất lượng du lịch với từng thị trường và phát huy
liên kết vùng với Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, mở
rộng liên kết với TP. Hà Nội và vùng Đồng bằng Bắc
Bộ, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đồng bằng sông
Cửu Long. Nâng cấp và hoàn thiện các dịch vụ để
TP. Đà Nẵng trở thành trung tâm đón tàu biển và
du thuyền quốc tế. Phối hợp với các địa phương
khu vực miền Trung trong việc xây dựng các chuỗi
sản phẩm du lịch đặc trưng, chất lượng cao; liên kết,
phối hợp trong công tác xúc tiến, quảng bá và tìm
kiếm thị trường khách du lịch.
Năm là,
Thành phố tiếp tục có các cơ chế, chính
sách thuận lợi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu
tư phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí,
trung tâm mua sắm, ẩm thực ven biển, đặc biệt là
dịch vụ giải trí về đêm để thu hút khách du lịch,
phát triển chợ đêm, phố đi bộ phục vụ du khách và
nhân dân thành phố.
Sáu là,
bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ quản lý
du lịch cũng sẽ được chú trọng; từng bước chuẩn hóa
nâng cao chất lượng; đẩy mạnh xã hội hóa công tác
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất
lượng nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp trong tổ
chức hoạt động và phục vụ khách du lịch; xây dựng
môi trường du lịch văn minh, thân thiện và an toàn…
Bảy là,
bảo đảm môi trường du lịch trong sạch cả
về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Xây
dựng Đà Nẵng trở thành Thành phố môi trường,
thành phố sự kiện. Xử lý dứt điểm tình trạng bán
hàng rong, bu bám, chèo kéo khách du lịch, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ du lịch và
tạo nên hình ảnh du lịch Đà Nẵng thân thiện, mến
khách. Tất cả nhằm mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở
thành một thành phố du lịch có thương hiệu trong
khu vực và trên thế giới.
Tài liệu tham khảo:
1. UBND tỉnh Đà Nẵng (2015). Đề án phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2016-2020;
2. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đà Nẵng. Báo cáo về tình hình du lịch
năm 2011-2016;
3. Ngô Ngọc Hậu (2015). Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù địa phương
nhằm xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng, Tạp chí Du lịch,
năm 2015.
Năm 2017, khi Việt Nam tổ chức sự kiện APEC
thu hút 21 nguyên thủ của 21 nền kinh tế
thành viên APEC và 15.000 quan khách, trong
đó Đà Nẵng là một trong những thành phố
được tham gia tổ chức, kỳ vọng lượng khách sẽ
tiếp tục tăng lên.
1...,57,58,59,60,61,62,63,64,65,66 68,69,70,71,72,73,74,75,76,77,...90
Powered by FlippingBook